Nếu một ngày nào đó không may bạn vô tình bị côn trùng chui vào tai. Đó là một điều vô cùng nguy hiểm. Vậy làm sao để khắc phục khi bị côn trùng chui vào tai, mẹo chữa côn trùng chui vào tai là như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Những dấu hiệu nhận biết kiến chui vào tai, côn trùng chui vào tai
Khi kiến, hoặc loài côn trùng nào đó chui vào tai chắc chắn sẽ gây ra cho bạn những dấu hiệu khó chịu nhất định. Và dưới đây sẽ là những triệu chứng khiến bạn phải nghi ngờ kiến hoặc một loài côn trùng nào đó đã chui vào tai của mình:
- Triệu chứng đầu tiên mà người bị kiến chui vào tai có thể nhận biết chính là ngứa tai. Kiến chui vào có thể cắn hoặc chân có gai ngạnh đâm vào tai nên làm bạn cảm giác rất ngứa ngáy và khó chịu.
- Một bên tai xuất hiện những cơn đau dữ dội và âm ỉ trong khoảng thời gian dài dù trước đó không có bệnh lý về tai.
- Cảm giác bị đầy trong tai, rất khó chịu. Có thể có biểu hiện sưng tai do kiến cắn.
- Bên trong tai bị chảy máu hoặc tiết dịch, nhiều trường hợp còn bị ù tai và thính lực kém. Đây là triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng bởi rất có thể kiến đã làm thủng màng nhĩ, hỏng tai giữa khi bò vào tai.
Đây là những triệu chứng từ nhẹ đến nặng mà bạn có thể gặp phải khi bị kiến bò vào tai hoặc một loài côn trùng nào khác chui vào tai. Vậy có những cách mẹo chữa côn trùng chui vào tai nào?
Cách xử lý khi bị kiến,côn trùng chui vào tai
Nếu phát hiện kiến đã chết bạn có thể áp dụng một số cách mẹo chữa côn trùng chui vào tai:
- Lắc đầu để kiến rơi ra.
- Đổ một ít nước vào ống tai để kiến rơi ra.
- Nghiêng người về bên lỗ tai có kiến để chúng rơi ra.
Ngược lại, trường hợp kiến vẫn đang còn sống, đang ngọ nguậy và làm bạn cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách dưới đây để chữa kiến chui vào tai cho trẻ và cả người lớn vừa đơn giản lại rất hiệu quả.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/tim-hieu-bo-chet-co-ky-sinh-tren-nguoi-khong/
Dùng dầu thực vật hoặc dầu em bé
Dùng dầu ăn hoặc dầu massage em bé là mẹo chữa kiến chui vào tai cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần nghiêng đầu về bên ngược lại, để tai bị kiến chui vào hướng lên trên, sau đó cho một ít dầu vào lỗ tai, kiến sẽ nhanh chóng bị chết ngộp, lúc này chúng sẽ bị nổi lên trên, và thoát ra khỏi lỗ tai theo dầu.
Khi kiến đã ra khỏi tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu ngược lại để dầu ra khỏi ống tai. Bạn cũng không cần phải rửa để loại bỏ dầu trong ống tai.
Đối với trẻ bị kiến chui vào tai bạn chỉ nên sử dụng dầu em bé để lấy kiến ra khỏi tai. Bạn cần phải chọn loại có độ ấm áp vừa phải, không được chọn loại quá nóng. Và đặc biệt không cho quá nhiều dầu vào tai trẻ.
Dùng rượu hoặc oxi già
Trong rượu và oxi già có lượng cồn nhất định, bên cạnh việc chữa kiến chui vào tai còn có thể sát trùng những vết thương do kiến gây ra trong ống tai. Với cách này, bạn chỉ cần dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm rượu hoặc oxi già sau đó để miếng bông bên ngoài tai và nhỏ từng giọt vào ống tai, mùi của rượu và oxi già sẽ khiến cho kiến khó chịu và nhanh chóng chui ra ngoài.
Trường hợp đã thấy kiến chui ra ống tai, bạn có thể nhanh chóng dùng kẹp gắp kiến nhẹ nhàng để có thể loại bỏ kiến ra hẳn ngoài tai.
Riêng đối với trẻ em bị kiến chui vào tai, ngoài mẹo chữa côn trùng chui vào tai là rượu hay oxi già. Bạn có thể sử dụng một chiếc ống tiêm sạch để đưa một chút nước ấm vào trong tai. Côn trùng dù có cố thủ trong tai chắc chắn cũng sẽ tự khác bò ra.
Dùng ánh sáng
Theo nghiên cứu, côn trùng nói chung và kiến nói riêng là những loài hướng sáng. Chúng sẽ đi về nơi có ánh sáng, nên bạn chỉ cần sử dụng dụng đèn chiếu vào tai chúng sẽ nhanh chóng bỏ ra ngoài.
Bạn có thể sử dụng đèn chiếu hoặc thắp nến trước lỗ tai để kiến tìm thấy ánh sáng và chui ra khỏi tai. Tuy nhiên cách này cần phải có thời gian và kiên trì, nếu không muốn sử dụng bất kỳ chất xúc tác nào vào ống tai thì đây là giải pháp chữa kiến chui vào tai hiệu quả nhất.
Một số lưu ý khi bị kiến chui vào tai
Kiến chui vào tai bất ngờ khiến bạn mất bình tĩnh, lúc này bạn chỉ nghĩ cách để loại bỏ chúng ra khỏi tai. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề cũng như một số điều không nên làm để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn:
- Khi bị kiến chui vào tai cảm giác đầu tiên mà bạn cảm nhận được chính là ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng loại bỏ chúng bằng chắc chọc tăm bông vào tai. Điều này sẽ làm cho kiến đi sâu vào bên trong tai hơn, nghiêm trọng nhất có thể làm hỏng tai giữa và thủng màng nhĩ.
- Trong trường hợp đã sử dụng những cách trên nhưng vẫn không loại bỏ được kiến ra khỏi tai. Bạn không nên có những biện pháp can thiệp sâu hơn nữa mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Khi phát hiện tai bị chảy máu hoặc chảy dịch trong tai tuyệt đối không sử dụng bất kỳ chất xúc tác nào để kiến bò ra bởi rất có thể màng nhĩ đã bị kiến làm thủng. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xử lý đúng cách
Cách để phòng tránh côn trùng bò vào tai
Để tránh kiến bò vào tai bạn cần phải thực hiện một số cách để hạn chế kiến xuất hiện trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là nơi mà bạn thường ngủ.
- Không nên ngủ đất chỉ nên ngủ giường cũng là mẹo chữa côn trùng chui vào tai, bởi đất là nơi có nhiều loài côn trùng xuất hiện đặc biệt là loài kiến.
- Không nên ăn uống trên giường, hạn chế tối đa thức ăn vung vãi trên giường trên nệm bởi đó là những tác nhân thu hút kiến xuất hiện nhiều hơn. Và khả năng kiến chui vào tai cũng sẽ trở nên cao hơn.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế việc tạo điều kiện cho côn trùng và kiến ẩn náu. Đặc biệt đối với khu vực ngủ nên được vệ sinh thật cẩn thận để chắc chắn không có bất kỳ loài côn trùng nào xuất hiện tại đây.
- Trong những trường hợp đi cắm trại, bạn nên sử dụng nút tai để hạn chế các loại côn trùng hay kiến chui vào ống tai.
- Đối với những gia đình có trẻ sơ sinh, cần phải vệ sinh thật sạch sẽ sau khi cho bé bú. Nên thay quần áo, thay drap, thay áo gối nếu bị dính sử để tránh chiêu dụ kiến đến.
- Có thể kết hợp sử dụng một số thuốc đuổi kiến, thuốc diệt côn trùng để hạn chế chúng xuất hiện trong nhà bạn.
Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/be-bi-muoi-dot-sung-to-nen-boi-gi-la-hieu-qua/