Home Bí kíp Kiến bò vào tai phải làm sao? Làm theo hướng dẫn này ngay

Kiến bò vào tai phải làm sao? Làm theo hướng dẫn này ngay

Kiến bò vào tai phải làm sao? Làm theo hướng dẫn này ngay

Phải xử lý thế nào khi kiến bò vào tai? Kiến chui vào tai trẻ sơ sinh cần làm gì? Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi gặp phải hoàn cảnh này. Chúng tôi thấu hiểu điều đó, đầu tiên bạn cần bình tình. Sau đó hãy thực hiện một số cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây. Đây là những cách mà chúng tôi tổng hợp và áp dụng, cho thấy hiệu quả rất cao. Hãy tìm hiểu những cách trị kiến bò vào lỗ tai này nhé.

Kiến bò vào tai xử lý thế nào?

1. Sử dụng ánh sáng

Đây là một cách xử lý khi kiến bò vào tai vô cùng hiệu quả. Không chỉ kiến mà khi bị côn trùng bò vào tai cũng có thể áp dụng. Bởi đa phần các loại côn trùng đều có có tính hướng sáng.

Có thể lấy đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai kiến và côn trùng khác sẽ tự động theo hướng ánh sáng và bò ra.

Đây là điều bạn cần lưu ý khi bị côn trùng bò vào tai:

Nếu kiến, côn trùng bò vào sâu bên trong, bạn không được cố bắt chúng ra. Càng làm vậy chúng sẽ chui càng sâu sâu vào trong tai gây tổn thương màng nhĩ dẫn đến nhiềm trùng màng tai.

2. Dầu ô liu hoặc dầu khoáng

Khi kiến chui vào lỗ tai, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, bạn hãy lấy chai dầu ôliu, dầu em bé (dầu khoáng). Thực hiện như sau:

  • Sử dụng dầu để mát xa cho em bé.
  • Tiếp theo nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên.
  • Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai nơi có kiến bò vào.

=> Kiến sẽ chết ngộp và nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu.

3. Sử dụng rượu hoặc oxi già

Đây không phải là cách xử lý tốt nhất khi kiến bò vào tai nhưng vẫn có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Bạn hãy thấm rượu hoặc oxi già vào miếng bông gòn nhỏ. Đặt miếng bông ở bên ngoài tai, sau đó nhỏ 1 vài giọt rượu (oxi già) vào nơi có kiến và côn trùng bò vào tai. Một lát sau chúng sẽ tự động bỏ ra ngoài.

Nếu đã tất cả những giải pháp trên mà vẫn chưa lấy được kiến ra ngoài. Hãy đưa ngay trẻ đến bệnh viện khoa tai mũi họng để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

Xử lý côn trùng chui vào tai
Hãy cực kỳ cẩn thận khi xử lý kiến và côn trùng chui vào lỗ tai

Vì sao bạn phải cảnh giác khi kiến bò vào tai?

Một trường hợp bé bị kiến chui vào tai theo lời kể của Chị Phương như sau:

  • Đầu tiên hấy cháu A khó chịu ở tai nên phụ huynh đã tiến hành kiểm tra bằng mắt thường nhưng vẫn không phát hiện được.
  • Ngày hôm sau, thấy cháu vẫn có biểu hiện khó chịu, đau hơn nên đã lấy đèn pin soi vào tai
  • Kiểm tra kỹ thì phát hiện thấy có một con côn trùng lạ trong tai nên người nhà đã đưa ngay tới bệnh viện
  • Sau khi dùng dụng cụ nội soi, bác sĩ đã phát hiện có một con côn trùng ở trong tai bé gái
  • Sau khi tiến hành gắp ra, thì phát hiện đây là một con kiến dài 5mm.
  • Tuy nhiên, bé A vẫn phải quay trở lại để khám do con kiến đã gây tổn hại đến hòm nhĩ và màng nhĩ của cháu

Xem thêm: Vì sao kiến bò lên giường

Cách phòng ngừa côn trùng chui vào tai

Để phòng ngừa kiến chui vào lỗ tai, cần:

  • Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp.
  • Sống sạch sẽ, dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu.
  • Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không bị dụ tới.

Trên đây là những cách xử lý hiệu quả nhất để giải quyết khi gặp trường hợp kiến bò vào tai. Bạn cần đặt biệt lưu ý đối với trường hợp của trẻ nhỏ. Nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi gặp trường hợp này.

Nguồn tham khảo bài viết: https://khutrungxanh.com/20-cach-diet-kien-cuc-ky-hieu-qua-ma-don-gian