Cách nuôi bọ ngựa mau lớn cho người mới bắt đầu

Bạn muốn tìm cách nuôi bọ ngựa tốt nhất? Thực tế việc nuoi bọ ngựa khá đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý các yếu tố về môi trường, chuồng nuôi, nguồn thức ăn,…. Nhưng điều kiện cụ thể cho từng yếu tố như thế nào? Đâu là những điều bạn cần lưu ý? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Chọn giống nuôi

Cách nuôi bọ ngựa tốt nhất chính là từ bạn đầu, bạn nên lựa chọn những con bọ ngựa khỏe mạnh, bay nhảy tốt, dáng đứng cân đối, không bị dị tật. Hơn nữa, bọ ngựa vốn là loài côn trùng tham ăn và có thể ăn thịt lẫn nhau khi đói. Bạn nên lưu ý vấn đề này đầu tiên khi muốn nuôi bọ ngựa.

2. Cách làm chuồng nuôi bọ ngựa

Cách nuôi bọ ngựa số lượng lớn: bạn cần rào chắn xung quanh cẩn thận và dùng lưới rào có kích thước 1m x 1m x 1m, tuyệt đối không chọn những tấm lưới lỗ rỗng thưa nếu không bọ ngựa sẽ bay hết. Phía trên chuồng nuôi bọ ngựa cần sử dụng thêm màn che kín để ánh nắng mặt trời không thể chiếu trực tiếp lên chuồng.

Cách nuôi bọ ngựa cảnh: Chuẩn bị một chiếc hộp nhựa hoặc thủy tinh có kích thước khoảng 15 x 15 cm. Bạn nên ngâm hộp trong nước muối và phơi khô để diệt khuẩn trước khi cho bọ ngựa vào. Nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn những loại chuồng chuyên dụng làm bằng lưới, lưới thép để bọ ngựa có chỗ đu bám. Nếu lựa chọn hộp nhựa, xung quanh nên đục những lỗ nhỏ để oxy cho bọ ngựa và có nắp đậy bên trên.

3. Đất nền

Phía dưới chuồng nuôi bọ ngựa nên lót một lớp đât xốp khoảng 5 – 7cm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng mùn dừa,  rêu sphagnum, đất bầu, rêu than bùn, vermiculite,… cũng rất tốt. Và có thể bỏ thêm thêm cành cây và làm tổ để bọ ngựa trú ẩn. Một số người nuôi bọ người còn trồng cây xanh trong hộp, vì bọ ngựa rất thích đậu trên cây.

Nếu bạn nuôi bọ ngựa từ giai đoạn ấu trùng, cần lưu ý giữ ẩm và nhiệt độ từ 24 độ C để ấu trùng bọ ngựa phát triển tốt nhất. Cung cấp cho bọ ngựa các vật để leo trèo. Bọ ngựa thích leo lên những vật như que, cành cây, các cọc nhỏ, v.v…

Cách làm chuồng nuôi bọ ngựa
Cần lót đất và nên có thêm cành cây cho bọ ngựa

4. Thức ăn của bọ ngựa

Tùy mỗi loài và mỗi giai đoạn mà bọ ngựa sẽ có chế độ ăn uống khác nhau. Nhưng nói chung, bọ ngựa không cần nhiều quá nhiều thức ăn. Bọ ngựa thích ăn nhất là những loài côn trùng có kích thước nhỏ như: ruồi, sâu bọ, muỗi, con ong, bọ cánh cứng, gián. Đối với những người nuôi bọ ngựa làm cảnh, có thể cho bọ ngựa ăn các loại côn trùng như: ruồi giấm, sâu tơ nhỏ, bọ gạo hoặc ấu trùng ruồi, sâu caxi.

Một số người nuôi bọ ngựa thường cho chúng ăn dế cơm, nhưng cácy là cách nuôi bọ ngựa không tốt bởi dế có thể khiến chúng bị bệnh. Và đặc biệt lưu ý là bọ ngựa không ăn côn trùng đã chết.

Hơn nữa, bạn cần dọn những mảnh vụn thức ăn của chúng như: chân, cánh, những bộ phận dai, cứng mà chúng không thích ăn,… bởi những mản thừa này có thể khiến bọ ngựa căng thẳng.

5. Những lưu ý khi nuôi bọ ngựa

Mặc dù cách nuôi bọ ngựa đơn giản hơn so với nhện, bọ cánh cứng, chim, mèo chó,…nhưng vẫn có những lưu ý mà bạn cần nắm:

  • Bên cạnh thức ăn, bạn cần cung cấp đủ lượng nước cho bọ ngựa
  • Thường xuyên dùng bình xịt nước để tăng độ ẩm cho chuồng nuôi bọ ngựa
  • Không nên cầm bọ ngựa lên mà để chúng từ từ bò lên lòng bàn tay
  • Bọ ngựa rất thích được vuốt ve ở phần trên ngực nên bạn có thể thường xuyên vuốt ve chúng
  • Khi bọ ngựa lột xác, bạn hãy để yên và đừng đụng vào, cũng đừng cho ăn ở giai đoạn này.
  • Không cắt cánh của bọ ngựa và nên cho bọ ngựa ăn trước khi cầm lên chơi
  • Nếu bọ ngựa đang mang thai, bạn không nên cầm nó lên.

Thức ăn của bọ ngựa
Thức ăn của bọ ngựa

6. Cách sinh sản của bọ ngựa

Bọ ngựa có vòng đời khá ngắn chỉ 1 năm: 6 tháng từ khi chúng là ấu trùng đến khi trưởng thành và thêm 6 tháng nữa khi chúng đã trưởng thành. Một con bọ ngựa cái có thể đẻ từ 200 – 300 trứng. Thời điểm sinh sản mạnh nhất là mùa thu trong năm.

Sau khi giao phối với bọ ngựa đực, bọ ngựa cái sẽ giết và ăn thịt bọ ngựa đực để cung cấp chất protein và dưỡng chất cho trứng. Bụng bọ ngựa cái sẽ lớn lên, đồng thời nó sẽ không thể bay. Sau khi đẻ trứng, bọ ngựa sẽ gắn túi trứng dưới lá cây, cành cây. Những túi trứng này sẽ nở vào mùa xuân.

Hãy cẩn thận bởi ấu trùng bọ ngựa có thể và sẽ ăn thịt lẫn nhau nếu không được tách ra. Và bạn có thể thả những con bọ ngựa không muốn nuôi ra vườn.

Có thể bạn quan tâm: Những thông tin thú vị về con bọ ngựa bạn nên biết

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cách nuôi bọ ngựa cho người mới. Bao gồm những thông tin về chuồng nuôi, cách chọn giống, nguồn thức ăn,…. Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể nuôi bọ ngựa mau lớn và khỏe mạnh hơn.

More from author

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

four × one =

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Diệt muỗi Culex tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Culex là Kill Culex mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl ˈkjuːlɛks ˌmɒsˈkiːtəʊz/. Muỗi Culex là một loại muỗi...

Diệt muỗi Aedes tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Aedes là Kill Aedes mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl əˈdiːz məˈskiːtoʊz/ Muỗi Aedes có khả năng truyền...

Diệt ruồi trái cây tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt ruồi trái cây là Fruit fly control, có phiên âm cách đọc là /fruːt flaɪ kənˈtroʊl/. Ruồi trái cây có thể...

Bả diệt chuột tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, bả diệt chuột là Mouse killer bait, có phiên âm cách đọc là /maʊs ˈkɪlər beɪt/. "Bả diệt chuột" thường có dạng...

Diệt kiến vàng tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt kiến vàng là Yellow ant control, có phiên âm cách đọc là /ˈjɛloʊ ænt kənˈtroʊl/. "Diệt kiến vàng" gồm việc sử...

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!