Con tằm là con gì?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng Bảo Lộc là trung tâm tơ tằm tại Việt Nam. Mỗi năm tại đây sản xuất hơn 1.000 tấn tơ tằm và 2.9 triệu mét lụa, chiếm đến 80% sản lượng tơ lụa toàn quốc. Đa số sản phẩm được bán sang Nhật Bản, Ấn Độ, các nước châu Âu và Trung Đông. Nhưng không phải ai cũng biết con tằm là con gì? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé.

1. Thông tin về loài tằm

Tằm (Bombyx mori: sâu tằm của cây dâu tằm) là ấu trùng của loài bướm tằm đã được thuần hóa. Có ngồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nghề nuôi tằm lấy tơ tằm thô ít nhất từ 5.000 năm ở Trung Quốc. Từ Trung Quốc, sản phẩm được mang đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, sau đó đến Ấn Độ và phương Tây.

Tằm ăn lá dâu tằm có màu trắng, nhưng chúng có thể ăn lá của bất kỳ cây nào thuộc giống cây tầm. Tằm hoàn toàn phụ thuộc vào con người và không có mặt trong tự nhiên hoang dã. Và đây là loài côn trùng sinh tơ có giá trị kinh tế rất cao.

2. Vòng đời của con tằm

Tằm (tằm dâu) trải qua 4 giai đoạn quan trọng: trứng, tằm, nhộng, ngài:

Giai đoạn trứng: Trứng tằm sẽ nở thành tằm con từ 8 – 10 ngày, ở nhiệt độ 25 °C. Sau khi đẻ, trứng sẽ đi vào trạng thái ngủ cho đến khi qua mùa đông. Bởi đặc tính di truyền nên sau 4 – 5 tháng lạnh của mùa đông thì trứng mới bị phá vỡ và nở thành tầm con.

Đặc điểm trứng tằm: hình bầu dục, dẹt, nhỏ, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có hình dạng khác nhau. Trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí.

Giai đoạn tằm: Đây là giai đoạn tằm dâu ăn lá để tích luỹ dinh dưỡng, tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh. Tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) có thể lớn gấp 8.000 – 10.000 lần so với lúc tằm mới nở.

Giai đoạn nhộng: Đây là giai đoạn sau khi tằm đã chín vàng. Chúng sẽ tiến hành làm tổ kén và nhả hết tơ để chuyển hóa thành nhộng tằm.

Giai đoạn ngài: Đây là giai đoạn nhộng tằm đã trở thành ngài và phá kén bay ra. Con ngài trưởng thành sẽ tìm nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng. Sau khi giao phối, chúng sẽ chết 5 ngày sau đó. Một con bướm đêm cái có thể đẻ từ 200 đến 500 trứng, sau đó tiếp tục vòng đời.

Vòng đời của tằm
Vòng đời 4 giai đoạn của tằm

3. Các loại tằm hiện nay

Có bốn loại tằm tự nhiên phổ biến hiện nay là: tằm thầu dầu lá sắn, tằm tạc, tằm sồi và tằm dâu. Trong đó tơ tằm dâu chiếm 95% sản lượng trên thế giới.

Tằm dâu được con người bắt đầy khai thác từ khoảng 4.000 – 5.000 năm trước. Chúng đã được xác định giống có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ

Tằm thầu dầu lá sắn có 2 loài là Philosamia cynthia (Drury) và Philosamia niconi (Hutt). Đây là loài tằm nhỏ ăn lá thầu dầu và lá sắn. Chúng tạo ra 89tơ thô và kén không thích hợp cho ươm tơ. Vì thế chúng thường được dùng để nấu và kéo sợi.

Tằm tạc thuộc loại tằm dại ăn lá cây tạc và một số cây tạc khác. Có thể ươm tơ giống như tằm dâu.Chúng Có tầm quan trọng thứ 2 thế giới. Tầm tạc có 4 loại:

  • Tằm tạc Trung Quốc (Antheraea pernyi) có sản lượng rất lớn trên thế giới.
  • Tằm tạc Tasa (Antheraea mylitta)
  • Tằm tạc Nhật Bản (Antheraea yamamai) cho tơ xanh.
  • Tằm tạc Ấn Độ (Antheraea assamensis)

Tằm sồi chưa có nhiều thông tin.

4. Đặc điểm của tơ tằm

Tơ tằm thực ra là nước bọt của tằm đã cứng lại được tiết ra từ miệng của tằm. Kén tằm được hình thành từ tơ của tằm. Một kén tằm được làm thành tơ thô có chiều dài từ 300 – 900m). Khoảng từ 2.000 – 3.000 kén có thể thu hoạch được 454g tơ. Theo E. L. Palmer, một cân tơ (0,453 kg) có thể tạo ra một sợi chỉ dài khoảng 1600 km.

Sau khoảng 1 tháng tuổi sâu tơ sẽ bắt đầu quay kén và sẽ ngừng ăn bất kỳ thức ăn nào và chuyển sang mày hơi vàng. Vào thời điểm này, tằm mất khoảng 3 ngày để quay kén xung quanh mình. Nếu sợi tơ bị xáo trộn khi chúng quay, tằm sẽ bắt đầu lại từ đầu để quay một cái kén mới. Tơ tằm sẽ được xử lý để loại bỏ sáp tự nhiên bẳng sericin. Đôi khi người ta sẽ nhuộm tơ.

Tơ tằm
Tơ tằm cực kỳ đắt đỏ

5. Vì sao tằm thích ăn lá dâu?

Thực tế những loại thực vật đã biết mà tằm có thể ăn rất nhiều trong đó có thể kể đến như: dâu ra, lá cây sắn, lá liễu khao tử, lá cây sung, lá hành, lá bồ công anh, lá oa cự, lá rau xà lách, lá sâm Bà la môn…

Trong đó lá dâu là thức ăn tằm thích ăn nhất. Nguyên nhân bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất,. Đồng thời do sinh sản nhiều đời trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu này và di truyền cho đời sau.

Hơn nữa, trong lá dâu có chứa tinh dầu có mùi hương tương tự như bạc hà. Chính loại mùi hương này đã thu hút dâu tằm. Có thể thấy không phải tự nhiên mà tằm thích ăn lá dâu.

Con tằm là con gì? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình. Thế Giới Côn Trùng đã cung cấp đến bạn những kiến thức xung quanh loài côn trùng đặc biệt này. Tin rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về loài tằm.

More from author

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

1 × 5 =

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Diệt muỗi Culex tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Culex là Kill Culex mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl ˈkjuːlɛks ˌmɒsˈkiːtəʊz/. Muỗi Culex là một loại muỗi...

Diệt muỗi Aedes tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Aedes là Kill Aedes mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl əˈdiːz məˈskiːtoʊz/ Muỗi Aedes có khả năng truyền...

Diệt ruồi trái cây tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt ruồi trái cây là Fruit fly control, có phiên âm cách đọc là /fruːt flaɪ kənˈtroʊl/. Ruồi trái cây có thể...

Bả diệt chuột tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, bả diệt chuột là Mouse killer bait, có phiên âm cách đọc là /maʊs ˈkɪlər beɪt/. "Bả diệt chuột" thường có dạng...

Diệt kiến vàng tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt kiến vàng là Yellow ant control, có phiên âm cách đọc là /ˈjɛloʊ ænt kənˈtroʊl/. "Diệt kiến vàng" gồm việc sử...

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!