Côn trùng nói chung hay côn trùng bay nói riêng là một mắt xích quan trọng trong dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. Chúng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng của mỗi hệ sinh thái. Là lớp động vật nhiều loài nhất, côn trùng có số loài và số cá thể từng loài nhiều, phân bố rộng.
Sơ lược về côn trùng bay
Là lớp động vật có nhiều loài nhất trong hệ sinh thái. Chúng có môi trường sống đa dạng và phổ biến nhất trong các loài động vật. Chiếm gần 78% tổng số loài đã biết của thế giới động vật rộng lớn. Được xếp vào ngành động vật không xương sống. Với cấu tạo có một bộ xương ngoài làm bằng kitin.
Chúng có thể sống được ở nhiều nơi, kể cả những nơi có môi trường sống chật hẹp, hạn chế thức ăn. Tất cả mọi chỗ trên Trái Đất này đều có sự trú ngụ của các loại động vật này. Cơ thể chúng được chia thành 3 phần: đầu, ngực (chứa cánh, chân) và bụng. Côn trùng có chiều dài khoảng từ 1mm đến 18mm. Với kích thước cơ thể nhỏ và sức sống dẻo dai.
Phần đầu của côn trùng
Là phần phía trước được cấu tạo bởi miệng, mắt và râu. Miệng của chúng khá là đặc biệt và được cấu tạo phù hợp với từng loại côn trùng. Ví dụ như muỗi sẽ có vòi hút để chích máu từ con người, động vật khác. Còn với loài mối chúng có giác quan hai bên miệng kiểu nhai. Đặc biệt và vòm họng rất khỏe, giúp chúng ăn và gặm nhấm gỗ rất tốt.
Về phần mắt
Theo phân tích, nghiên cứu từ các nhà khoa học mắt của côn trùng được tạo nên từ một loại tế bào có chức năng như hàng nghìn thấu kính hiển vi. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhìn con người chúng ta hoặc các sự vật xung quanh, hình ảnh gửi về mắt các loài côn trùng vô cùng lớn và rõ nét. Nhiều loài thì có thêm cả râu như châu chấu, bướm,… râu có chức năng khứu giác như mũi ở các loài khác.
Côn trùng dù có thân hình nhỏ bé, nhưng bù lại được tạo hóa ưu ái ban tặng cho tới 2 loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mắt đơn thì chỉ đơn giản là để phân biệt sáng, tối. Mắt kép có phần đặc biệt hơn rất nhiều, giúp chúng có thị giác tốt nhất trong giới động vật.
Phần ngực của côn trùng
Bao gồm cánh và 3 cặp chân. Đa số côn trùng tiến hóa theo hướng bay lượn. Thế nên chúng thường sẽ có cánh để di chuyển. Cánh là một bộ phận rất quan trọng đối với các loài côn trùng. Chúng có 2 cặp cánh liên kết với đốt ngực 2 và 3. Có rất nhiều màu sắc, kích thước to nhỏ khác nhau. Cánh giúp chúng có thể di chuyển dễ dàng và xa hơn, tránh được nguy hiểm gây hại.
Đồng thời, cánh còn là đặc điểm nhận dạng các loài côn trùng với nhau. Giúp con người phân biệt được đâu là bọ dừa, đâu là bọ cánh cứng,… Chân của chúng giúp cho chúng di chuyển trên các địa hình khác nhau. Có thể nhảy, tạo ma sát đi trên tường, hoặc giữ đồ vật khi vận chuyển.
Cơ quan tiêu hóa và khả năng sinh sản
Đây là loài có khả năng sinh sản với tốc độ nhanh chóng mặt. Chúng đẻ ra trứng, trải qua nhiều lần lột xác nở ra côn trùng. Một vòng sinh sản của chúng diễn ra ngắn và liên tục. Số lượng trứng mỗi lần sinh đẻ là rất lớn. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng lột xác trở thành nhộng. Nhộng sẽ phát triển thành côn trùng trưởng thành là một vòng đời cơ bản của côn trùng.
Côn trùng có cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh gồm một ống liên tục từ miệng đến hậu môn. Phần bụng được cấu tạo bởi các cơ quan nội tạng. Trong đó có cơ quan bài tiết và sinh sản. Một đặc trưng mà chúng có được là khả năng dự trữ nước trong cơ thể. Điều đó giúp chúng có khả năng sinh tồn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó, côn trùng còn có sự thích nghi với mọi môi trường sống một cách mạnh mẽ. Điều này góp phần duy trì sự đa dạng cho lớp động vật này.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các loài côn trùng nói chung cũng như côn trùng bay nói riêng.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/diem-qua-mot-so-dac-diem-cua-con-trung-bay/