Đa số Ong đốt không gây nguy hiểm. Nhưng nếu vết đốt nhiều, bị đốt ở các vị trí như: đầu, mặt, cổ, bị dị ứng với nọc ong, bị sốc, bị nhiễm độc,… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tại Việt Nam có nhiều loại ong, trong đó ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong ở các vùng rừng núi là các loại ong thường gây nhiễm độc. Đặc biệt ong vò vẽ, ong bắp cày rất độc và cực kỳ nguy hiểm.
Mỗi mùa hè, là khoảng thời gian nhiều người bị ong đốt nhất bởi đây mùa có nhiều loại hoa quả như: dứa, vải, nhãn,… thu hút ong. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ được nghỉ học đi chơi thường chọc phá tổ ong và bị ong đốt.
1. Cách xử lý khi bị ong đốt
- Cần nhanh chóng rời khỏi khu vực bị ong đốt
- Khều nhẹ hoặc dùng nhíp để lấy vòi chích của ong ra
- Không nên nặn ép vòi chích bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra nhanh hơn
- Rửa sạch vùng da bị ong đốt bằng xà phòng và nước ấm.
- Bôi dung dịch sát trùng Povidine 10% (hoặc cồn 70 độ) lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
- Uống nhiều nước để đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể
- Có thể chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng tấy
2. Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm
Đặc biệt chú ý đến người bị ong đốt, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất, nếu là một trong những trường hợp dưới đây:
- Bị ong đốt từ 10 nốt trở lên
- Bị ong đốt vào vùng mặt, miệng, cổ, họng bởi độc có thể gây tắc thở hoặc mù mắt.
- Bị ong vò vẽ, ong rừng, ong bắp cày đốt.
- Có các triệu chứng: Đau nhiều, mẩn ngứa, sưng nề nhiều vùng bị đốt, khó thở, mệt nhiều, vàng mắt, đái ít, vàng da.
3. Cách phòng tránh bị ong đốt
Ong thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên cành cây, bụi cây, quanh nhà, dưới mái nhà,…. Do đó cần thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để tránh ong làm tổ. Khi phát hiện ong bay đến, không nên chạy, chỉ cần đứng, ngồi im và không cử động ong sẽ không bay theo nữa.
Khi đi du lịch, đi dã ngoại ở những nơi có nhiều cây cối, bạn không nên mặc quần áo có màu sắc quá sặc sỡ. Không nên dùng nước hoa, các mỹ phẩm, dầu gội đầu, có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong.
Khi vào rừng không đi chân đất, mặc quần áo dày và kín cũng như đội mũ có lưới che, đi găng tay. Không chọc phá tổ ong và tránh tiếp xúc với ong nếu không cần thiết.
Câu hỏi thường gặp
1. Bị ong đốt mấy ngày hết sưng?
Vết sưng do ong đốt có thể kéo dài vài giờ tuy nhiên có những trường hợp vết sưng có thể kéo dài đến 1- 2 ngày mới hết. Một số trường hợp nặng, vết sưng có thể kéo dài lâu hơn.
2. Bị ông đốt không nên ăn gì?
Bị ong đốt không nên ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, khi bị ong đốt, cũng không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất đạm. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm dễ gây sẹo như: rau muống, thịt gà, thịt bò, xôi, lòng trắng trứng gà, đồ uống có gas và cồn
3. Bị ong vò vẽ đốt nên bôi gì?
Bị ong vò vẽ đốt nên bôi Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần. Cần đưa nạn nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Không nặn ép vòi chích bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra nhanh hơn.
Xem thêm: Top 8 cách đuổi ong ra khỏi nhà hiệu quả nhất
Bị ong đốt có nguy hiểm không? Chỉ một số loài ong đặc biệt mới gây nguy hiểm. Chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về cách xử lý khi bị ong đốt. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để xử lý.