Home Bí kíp Bọ xít: tác hại, cách phòng tránh và xử lý khi bị cắn

Bọ xít: tác hại, cách phòng tránh và xử lý khi bị cắn

Bọ xít: tác hại, cách phòng tránh và xử lý khi bị cắn

Bọ xít là loài côn trùng mà ai nghe đến tên cũng cảm thấy sợ hãi. Đặc biệt vào mùa hè, chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ nông thôn cho đến thành thị. Bọ xít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng cũng như cuộc sống. Vậy làm thế nào để phòng tránh cũng như xử lý khi bị bọ xít cắn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm về bọ xít

Bọ xít (Pentatomidae) là một loài côn trùng nhỏ nhưng rất nguy hiểm và có tính phá hoại rất cao. Chúng có chiều rộng khoảng 5 – 6mm, dài khoảng 7 – 10mm. Con đực dài khoảng 8.5mm, trong khi đó con cái trưởng thành thân dài khoảng 9 – 9.5mm. Bọ xít hút máu người và vật nuôi và nhựa cây để phát triển. Tùy loại bọ xít mà cách gây hại khác nhau. Cụ thể:

  • Trong đời sống: một số loài bọ xít hút máu người và vật nuôi. Từ đó chúng truyền rất nhiều bệnh truyền nhiễm thông qua vết cắn.
  • Trong nông nghiệp: cụ thể là bọ xít đen có sức phá hoại cực kì cao. Chúng sẽ hút nhựa cây. Khiến cho cây trồng bị bệnh, nếu nặng có thể làm giảm năng suất thu hoạch và chết đi.

 

2. Những tác hại bọ xít gây ra

Trong nông nghiệp

Trong việc trồng trọt và chăn nuôi, sự tấn công của bọ xít gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến năng suất giảm mạnh nếu không kịp thời xử lý. Chúng gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, giảm mạnh năng suất tạo ra khiến nông dân thất thu.

  • Cây trồng: bọ xít đục lỗ hút nhựa cây khiến cây trồng bị thiếu chất dinh dưỡng từ đó kém phát triển. Một số loại bọ xít bài tiết ra chất độc khiến cây bị bệnh cháy lá. Nếu nặng, cây trồng sẽ bị nấm và chết hàng loạt.
  • Bọ xít còn hại thanh long: Đó là bọ xít đen và bọ xít xanh. Chúng gây hại từ khi cây có nụ hoa cho đến khi có quả. Chúng thường bám thành từng nhóm nhỏ trên nhánh thanh long non, nụ hoa, quả non để hút nhựa
  • Chăn nuôi: những loài bọ xít chuyên hút máu vật nuôi và gây ra những căn bệnh truyền nhiễm cho chúng. Khi bị hút máu vật nuôi trở nên yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.
Bọ xít xanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng
Bọ xít xanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng

Trong Đời sống

Như đã đề cập ở trên, một số loài bọ xít hút máu người vô cùng nguy hiểm. Đã rất nhiều trường hợp được ghi nhận nhập viện trong tình trạng nguy cấp vì bị bọ xít chích. Nhiều trường hợp vết cắn sẽ sưng tấy, đau nhức,…

Nếu có những triệu chứng như: đau đầu, buồn nôn, choáng váng, lạnh người,… Hãy đưa ngay người bị cắn đến bệnh viện và cơ sở y tế gần nhất để tránh các trường hợp cơ thể phản ứng gây sốc phản vệ và có thể tử vong.

Đặc điểm của bọ xít hút máu
Đặc điểm của bọ xít hút máu

3. Vòng đời của bọ xít

Hiện nay, đặc biệt là mùa hè khi thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuật lợi để bọ xít phát triển. Chúng thường chọn khe tường, nơi ẩm thấp, khe nứt, nơi chứ mùn,…để làm tổ. Sự phát triển của bọ xít cực kỳ nhanh. Thậm chí bọ xít mới nở đã có thể hút máu.

Sau khi hút đủ máu, chúng chỉ cần 1 – 2 ngày để đẻ trứng. Mỗi đợt bọ xít máu đẻ từ 150 – 200 trứng thành từng cụm từ 30 – 40 trứng. Trứng bọ xít rất nhỏ, cần từ 16 – 18 ngày để trứng nở. Nếu không kịp thời ngăn chặn và xử lý, chỉ cần 20 ngày là nhà của bạn sẽ xuất hiện bọ xít khắp mọi nơi.

4. Dấu hiệu nhận biết khi bị bọ xít hút máu

Bọ xít hút máu là nguyên nhân truyền bệnh và kí sinh trùng gây nguy hiểm cho con người. Trong đó có thể kể đến là bệnh kí sinh trùng Chagas. Nếu có các biểu hiện dưới đây, bạn cần đưa ngay người bị cắn đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra:

  • Nổi vết sần kéo dài từ 2 – 5 ngày.
  • Vết thương sẽ có cảm giác ngứa rát, đau buốt.
  • Hiện tượng sưng, ngứa và kèm theo sốt nhẹ.
  • Sưng tấy to, đau nhức, đau buốt khi biến chứng nặng.
  • Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, choáng vàng, ớn lạnh,…
Bọ xít vải, nhãn có thể gây mù lòa
Bọ xít vải, nhãn có thể gây mù lòa

5. Cách xử lý khi bị bọt xít hút máu cắn

Bị bọ xít cắn có sao không? Còn tùy thuộc vào loài bọ xít cắn bạn là loài nào bởi bọ xít có hai loại là có độc và không có độc. Nhưng thông thường loài bọ xít cắn và hút máu người là loại có độc.

Khi bị đốt bởi bọ xít hút máu bạn cần xử lý như sau:

Vệ sinh ngay vết cắn của bọ xít với nước ấm và xà phòng và sử dụng thuốc Povidine 10% hoặc cồn 70 độ để sát trùng vết cắn. Tuyệt đối không gãi khi bị cắn, có thể khiến vết cắn bị nhiễm trùng

Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng dị ứng theo liều của bác sĩ. Tiếp tục theo dõi liên tục nạn nhân và đưa đến bệnh viện nếu có những dấu hiệu chúng tôi đã liệt kê ở trên.

6. Cách phòng chống bọ xít hút máu

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên và dọn dẹp môi trường xung quanh định kì. Tiến hành loại bỏ những vật dụng mủn không sử dụng. Đồng thời gắn cửa lưới để ngăn bọ xít xâm nhập.

Bạn có thể xịt tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi vào những nơi tối và ẩm. Hoặc Rắc lá bạc hà mèo vào những nơi bọ xít xuất hiện. Cũng như tiến hành phun thuốc diệt côn trùng định kì để ngăn bọ xít vào nhà

Xem thêm: Hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt

Trên đây là những thôn tin bạn cần biết về bọ xít cũng như cách phòng tránh, xử lý khi bị cắn bọ xít hút máu. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức để xử lý khi gặp phải tình huống tương tự.