Home Bí kíp Khám phá muỗi hay đốt nhóm máu nào?

Khám phá muỗi hay đốt nhóm máu nào?

Khám phá muỗi hay đốt nhóm máu nào?

Muỗi là loại côn trùng gây hại có thể truyền những mầm bệnh gây hại cho sức khỏe con người. Nhưng không phải ai muỗi cũng cắn. Chúng cũng rất kén chọn. Và thường muỗi hay đốt nhóm máu nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn nhé.

Những đối tượng mà muỗi hay đốt

Thích người hào phóng

  • Nhóm máu O được xem là nhóm máu “hào phóng”, có thể truyền được cho các nhóm khác.
  • Có lẽ vì điều này mà muỗi luôn tìm đến người nhóm máu O để “xin tí huyết”.
  • Trong một nghiên cứu được trích dẫn năm 2004 được công bố trên Tạp chí Côn trùng học y tế của Đại học Oxford (Mỹ), kết quả cho thấy có đến 83% những người có nhóm máu O bị muỗi tấn công. Trong khi đứng thứ 2 là những người thuộc nhóm máu A, với 46,5% số người tham gia thí nghiệm bị muỗi tấn công.
  • Ngoài nhóm máu, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều yếu tố khác có thể khiến bạn trở nên miếng mồi ngon của muỗi.

Thích ngửi khí CO2

  • Khí CO2 mà bạn thở ra có sức hấp dẫn lớn đối với muỗi cái và “cô ấy” có thể ngửi thấy bạn từ khoảng cách 50 mét!
  • Những loài gây hại này thường săn lùng nạn nhân bằng cách theo dõi lượng CO2 mà con mồi thải ra, Sabrina Stierwalt, tiến sĩ, nhà vật lý thiên văn và nhà khoa học nghiên cứu người Mỹ, đã viết cho Science American.
  • Thông qua lượng COmột người thải ra, muỗi có thể cảm nhận rằng người nào thải ra lượng khí CO2 càng lớn hoặc tốc độ trao đổi chất càng nhanh, thì máu được bơm vào tĩnh mạch càng “ngon”, từ đó nó tìm đến để tấn công.

Thích bà bầu

  • Một trạng thái làm tăng lượng CO2, đó là mang thai.
  • Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Y học Anh cho thấy, trong số 36 phụ nữ mang thai và 36 phụ nữ không mang thai ở Gambia (Tây Phi), muỗi đã bị thu hút đến với phụ nữ mang thai nhiều gấp đôi.

Thích bia và người năng động

Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động nâng cao tỷ lệ trao đổi chất như nhâm nhi ly bia trên ban công hoặc đi chơi xa bên ngoài là những cách đảm bảo sẽ làm mồi ngon cho muỗi.

Nhóm máu nào “hấp dẫn” muỗi nhất

Muỗi hay đốt nhóm máu nào. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, những người có nhóm máu O đối mặt với nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với những người sở hữu nhóm máu B. cv có nhóm máu A thậm chí còn ít bị muỗi “hỏi thăm” hơn những người sở hữu nhóm máu B.

Ngoài ra, 85% người trong chúng ta tiết ra một hóa chất giúp muỗi biết chúng ta sở hữu nhóm máu nào và họ cũng nhiều khả năng bị muỗi bám đuổi hơn 15% số còn lại.

Các mẹo trị muỗi đốt

Viên đá lạnh

Bỏ vài viên đá lạnh vào máy giặt, xem kết quả mẹ đảm nào cũng muốn học theo

Lúc mới bị muỗi đốt, bạn lấy ngay một viên đá lạnh thoa lên vết đốt. Thoa đều đá lạnh trong một thời gian ngắn sẽ giảm thiểu sự khó chịu và sưng tấy.

Xem thêm: https://thegioicontrung.net/tim-hieu-muoi-so-am-thanh-gi/

Xà bông khô

Chỉ cần xoa nước và xà bông lên vết đốt, để trong khoảng 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước sạch sẽ giúp giảm ngứa rất nhiều. Vì trong xà bông có chứa natri, khi kết hợp với nước sẽ tạo ra chất có tính kiềm, làm trung hòa chất độc gây ngứa của muỗi.

 Khoai tây

Dùng khoai tây cắt lát và xoa lên nốt muỗi đốt càng sớm càng tốt, khoảng 5 phút lại cắt miếng khác xoa lên, nốt muỗi đốt sẽ không gây ngứa, không sưng và không để lại sẹo cho bé.

 Giấm

Mua Giấm gạo lên men Ajinomoto chai 400ml giá tốt tại Bách hoá XANH

Các bạn pha loãng một lượng giấm với nước, xoa lên vết muỗi đốt rồi lấy miếng bông gạc đắp lên trên đó, vết muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

Mật ong

Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da.

Kem đánh răng

Thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi khi kem đánh răng tự khô, rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

Muối nở

Phân Loại Và Sử Dùng Từng Loại Bột Nở Khi Làm Bánh (P1) | Cooky.vn

Nếu có sẵn muối nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào trong bột này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp làm trẻ hết ngứa ngáy vừa làm sạch vết côn trùng cắn.

Khi bé bị muỗi đốt, bạn hãy cắt đôi nhánh tỏi rồi xoa lên vùng bị muỗi đốt vài lần trong ngày, nếu phát hiện sớm và xoa lên ngay, da bé sẽ không bị phồng đỏ do dị ứng với độc từ muỗi đốt. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các lát hành tây để xoa lên vết đốt, có tác dụng tương tự như tỏi.

Không chỉ cách trị, muỗi hay đốt nhóm máu nào và việc phòng chống muỗi đốt cho bé cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ nên sử dụng các cách phòng muỗi như mắc màn, cho bé mặc quần áo dài, sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng đuổi muỗi, dùng đèn bắt muỗi, vợt bắt muỗi…; tránh dùng hương muỗi, hóa chất diệt muỗi vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Những căn bệnh lây truyền thông qua vết muỗi chích

Sốt rét

Nguyên nhân từ việc muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn của chúng và khiến người bệnh sốt cao, ớn lạnh, gặp các triệu chứng như bị cúm nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa, chúng ta cần mắc màn trước khi ngủ, sử dụng thuốc chống côn trùng và mặc áo dài tay.

Sốt vàng da

Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết nhưng không có biện pháp điều trị. Sau một thời gian nhiễm bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ được hồi phục những khoảng 15% sẽ để lại các biến chứng độc hại, bị chảy máu trong và rối loạn các cơ quan nội tạng. Đa phần các bệnh nhân bị biến chứng sẽ tử vong.

Bệnh sốt vàng da do giống muỗi có tên là Aedes aegypti.gây ra. Và ngày nay các ca bệnh sốt vàng da ngày càng tăng do khả năng miễn dịch của con người suy giảm, biến đổi khí hậu, ….

Sốt Chikungunya

Đây là bệnh do virus chikungunya lây nhiễm qua đường trung gian là loài muỗi truyền bệnh. Bệnh đã có mặt trên thế giới từ nhiều thế kỷ rồi, nhưng chỉ mới xuất hiện ở châu Mỹ lần đầu tiên vào cuối năm 2013. Các triệu chứng phổ biến của bệnh là bao gồm đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng và phát ban da.

Với những chia sẻ trên chúc các bạn thành công với cách phòng chống muỗi cũng như giải đáp được câu hỏi muỗi hay đốt nhóm máu nào.

Xem thêm: https://thegioicontrung.net/kham-pha-muoi-anophen-khac-muoi-thuong-diem-nao/