Mọt gạo: Thông tin, tác hại, cách phòng tránh

Gạo là nguồn lương thực chính yếu trong gia đình và sẽ thực phiền toái nếu bị lũ mọt gạo tấn công. Nhưng liệu bạn biết được những gì về loài côn trùng này? Để có những biện pháp diệt trừ cũng như phòng tránh hiệu quả, chúng ta nên có một số kiến thức cần thiết từ đó lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về loài côn trùng khó chịu này.

Thông tin về mọt gạo

Mọt gạo (Sitophilus Oryzae) là loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc bao gồm: lúa mì, gạo, ngô, đậu đen,…. Mọt có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với mọt ngô, nhưng có một số tính năng phân biệt. Màu sắc cơ thể của mọt có màu nâu đen nhưng nhìn kỹ sẽ có những điểm màu cam đỏ hình chữ thập trên vỏ cánh.

Con mọt trưởng thành sống đến 2 năm với kích thước khoảng 2mm. Con cái đẻ từ 2-6 trứng/ngày và số lượng trứng có thể lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời. Chúng đẻ trứng vào lỗ của hạt gạo. Ấu trùng mọt sẽ phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn.

Gạo bị mọt tấn công nếu mang đi nấu cơm sẽ không còn hương vị thơm ngon và cũng không còn ngon dẻo nữa. Đặc biệt, nếu bạn vo gạo không kỹ và ăn mối mọt vào người cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Gạo bị mọt có ăn được không?

Gạo bị mọt có ăn được không thì đáp án là có. Tất nhiên, hương vị và giá trị dinh dưỡng trong gạo đã không được như lúc đầu. Bên cạnh đó, mọt gạo có căn người không? Câu trả lời là không.

Trong trường hợp mọt đẻ trứng nhưng vẫn chưa nở ấu trùng, khi chúng ta nấu chín, đun sôi thì dinh dưỡng trong hạt gạo vẫn được giữ nguyên, hương vị cũng không bị ảnh hưởng. Nhưng, nếu ấu trùng mọt đã nở, giá trị dinh dưỡng và hương vị hoàn toàn bị ảnh hưởng.

"Ăn

Cách bảo quản gạo tránh xa mọt

Để kiểm soát mọt, bạn cần tách riêng gạo bị mọt ra. Mọt gạo ở giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có một số biện pháp đuổi mọt bằng các biện pháp dân gian.

1. Bảo quản gạo bằng chai nhựa

  • Có thể dùng chai nhựa sạch rồi cho gạo vào.
  • Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé.
  • Đổ gạo đầy chai thì bạn vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo là được.

2. Bảo quản gạo bằng tỏi

Tỏi có tác dụng ngăn mối mọt tấn công và sinh sôi nên gạo bạn mua về có trữ lâu cũng hoàn toàn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe

  • Cho gạo vào hộp nhựa hoặc thùng to có nắp đều được.
  • Lấy vài tép tỏi bóc vỏ đi rồi cho tỏi lên trên gạo.
  • Sau khi cho tỏi vào thì bạn đậy nắp kín lại là được.

3. Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, bạn nên mang theo những vật dụng để đựng gạo có kích thước vừa với số lượng gạo dự định mua. Nếu bạn có số lượng gạo lớn, hãy bảo quản gạo trong túi ni lông kín, khô vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Xem thêm: Mọt gạo sinh ra từ đâu? 

"Lưu

Lưu ý khi bảo quản gạo khỏi bị mọt

1. Khi phát hiện gạo bị mối mọt

  • Khi phát hiện gạo có mọt, bạn hãy đổ gạo ra một tấm nylon rồi tãi mỏng gạo.
  • Mọt gạo sẽ bò ra khỏi gạo, lúc đó, bạn có thể giết chúng.
  • Đối với phần gạo không bị mối mọt, bạn có thể bảo quản trong túi nilon kín.
  • Riêng phần gạo bạn không chắc chắn có bị nhiễm khuẩn hay không, hãy đặt chúng vào tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày để tiêu diệt côn trùng.

2. Chọn đúng vật dụng để đựng gạo

  • Sau khi sàng lọc và bảo quản trong tủ lạnh ít ngày, bạn có thể đổ gạo vào thùng đựng đã được diệt khuẩn.
  • Có rất nhiều loại thùng đựng gạo được thiết kết nhỏ gọn có thể đựng được từ 12kg đến 40kg và rất tiện dụng khi lấy gạo ra sử dụng.
  • Có thể dùng những loại hộp dự trữ thực phẩm chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với chiếc vòng cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.

2. Vệ sinh vật dụng đựng gạo

  • Cần thường xuyên rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.
  • Các loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiền ẩn trong môi trường tự nhiên và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.

Xem thêm: Cách bảo quản cám gạo không bị mối mọt

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về mọt gạo cũng như những cách bảo quản và phòng tránh mọt gạo hiệu quả. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cách xử lý phù hợp. Chúc bạn thành công.

More from author

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

4 × two =

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Diệt muỗi Culex tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Culex là Kill Culex mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl ˈkjuːlɛks ˌmɒsˈkiːtəʊz/. Muỗi Culex là một loại muỗi...

Diệt muỗi Aedes tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Aedes là Kill Aedes mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl əˈdiːz məˈskiːtoʊz/ Muỗi Aedes có khả năng truyền...

Diệt ruồi trái cây tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt ruồi trái cây là Fruit fly control, có phiên âm cách đọc là /fruːt flaɪ kənˈtroʊl/. Ruồi trái cây có thể...

Bả diệt chuột tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, bả diệt chuột là Mouse killer bait, có phiên âm cách đọc là /maʊs ˈkɪlər beɪt/. "Bả diệt chuột" thường có dạng...

Diệt kiến vàng tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt kiến vàng là Yellow ant control, có phiên âm cách đọc là /ˈjɛloʊ ænt kənˈtroʊl/. "Diệt kiến vàng" gồm việc sử...

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!