Danh sách top 5 loài ngài phổ biến tại Việt Nam trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt khi thấy chúng xuất hiện trong nhà. Loài ngài có thể trông nhỏ và vô hại nhưng chúng có thể gây hại kinh ngạc đối với quần áo và các loại nông sản. Hãy cùng Thế Giới Côn Trùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé.
1. Ngài gạo (Corcyra cephalonica)
Cánh trước của ngài gạo trưởng thành có màu da bò nhạt với vân màu hơi sậm. Đây là loài ăn đêm, do đó hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Chúng sẽ để lại màng chân, kén, phân ở các khu vực bị xâm nhập.
Ấu trùng ngài gạo màu trắng xám có màng bao đầu màu nâu và lưng có đốt ngực trước. Giai đoạn từ trứng đến khi trưởng thành mất khoảng một tháng. Trứng sẽ được đẻ trực tiếp trên thức ăn. Ấu trùng sau khi phát triển thành nhộng sẽ ở nông sản, trên quần áo.
2. Ngài bột mỳ Ấn Độ
Một phần ba của cánh của ngài có màu kem. Phần còn lại của cánh sẽ có màu đồng có đốm xám đậm. Sải cánh của ngài bột mỳ Ấn Độ trưởng thành dài khoảng 14 – 20 mm.
Ấu trùng của ngài bột mỳ Ấn Độ có màu trắng vàng nhạt và đôi hơi đỏ hoặc xanh lá cây nhạt. Giai đoạn từ trứng đến khi trưởng thành khoảng 27 ngày. Bạn sẽ thường bắt gặp trong ngũ cốc, đậu phộng, bột và trái cây khô.
3. Ngài ngũ cốc Angoumois
Cánh trước của ngài ngũ cốc Angoumois trưởng thành có màu nâu xám và trên cánh thường có đốm đen nhỏ ở bên ngoài. Cánh mờ có tua lông dài, nhọn ở đầu. Sải cánh trung bình từ 10 – 18 mm.
Ấu trùng của ngài ngũ cốc Angoumois hoàn thành chu kỳ phát triển trong một hạt gạo, ngô và để lại một lỗ tròn nhỏ khi giai đoạn nhộng hoàn thành. Từ trứng đến khi trưởng thành mất 25 – 28 ngày. Trứng của chúng thường được đẻ trên ngũ cốc.
4. Ngài kho
Ngài kho trưởng thành có dải cánh màu nâu xám có khi màu nhạt đôi khi đậm hơn. Bạn sẽ thường thấy chúng trên ngũ cốc, trái cây khô, quả hạch, hạt có dầu và bánh có dầu dự trữ. Sải cánh con trưởng thành dài khoảng 15 – 20 mm.
Ấu trùng thường có màu hơi trắng, hơi vàng đôi khi có màu hơi đỏ tùy thuộc vào lượng thức ăn của chúng. Giai đoạn từ trứng khi trưởng thành mất 31 ngày. Ấu trùng ngài kho có xu hướng đi tới các khu vực tối để phát triển thành nhộng.
5. Ngài Catocala miyagawai Ishizuka
Ngài Catocala miyagawai Ishizuka xuất hiện tại Miền Nam Việt Nam, được đặt theo tên của ông Takashi Miyagawa, người đã phát hiện ra loài ngài này. Được phát hiện ở độ cao 1650 mét tại Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, vào tháng 5 năm 2017.
Trên đây là danh sách 5 loài ngài phổ biến nhất tại Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về loài ngài.