“Tập tính thói quen và quá trình phát triển của bướm” sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về loài bướm. Về đặc điểm, môi trường sống, vòng đời, quá trình phát triển của một con bướm từ trứng cho đến khi trưởng thành. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về quá trình phát triển của bướm trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm và tập tính của bướm
Con bướm sở hữu một đôi mắt hợp chất lớn, phía trên cặp con mắt hợp chất là cặp mắt đơn được gọi là Ocellus. Bướm trưởng thành có phần miệng được biến đổi thành một chiếc vòi dài, cho phép chúng hút mật từ nhụy hoa. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa. Những có một số loài bướm lại không bị thu hút bởi mật hòa, thay vào là đó xác chết, chất thải động vật, chúng hút chất lỏng bên trong những thứ này.
Con bướm sở hữu hai cặp cánh lớn và hai cặp cánh nhỏ và sở hữu nhiều màu sắc vô cùng sặc sỡ. Các nhà khoa học ước tính hiện nay có khoảng 250.000 đã được phát hiện trên khắp thế giới
Môi trường sống của bướm
Bướm có thể sinh sống ở mọi nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Cực. Sự phân bố của chúng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn. Nơi sinh sống phải cung cấp đủ mật hoa cho bướm trưởng thành và thức ăn (lá cây) cho ấu trùng
Vòng đời của bướm
Bướm là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, vòng đời của bướm trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Các loài bướm thường tìm và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu trên đôi cánh. Một số loài bướm sẽ dùng mùi hương để tìm bạn đời. Một vài miếng vảy trên cánh con đực có mùi thơm đặc biệt để thu hút con cái.
Quá trình phát triển của bướm qua từng giai đoạn
Quá trình phát triển của bướm diễn ra qua 4 giai đoạn:
- Trứng: được bướm mẹ đẻ trên lá theo từng cụm
- Ấu trùng: ấu trùng (sâu bướm) nở ra và ăn lá và hoa liên tục. Chúng sẽ tiến hành lột da nhiều lần để phát triển cơ thể đến khi có thể hóa nhộng
- Nhộng: Sâu bướm sẽ tạo kén và có sự biến đổi cơ thể rất mạnh bên trong cái kén này
- Trưởng thành: một con bướm với đôi cánh rộng sặc sỡ chui ra khỏi cái kén.
1. Trứng
Bướm cái sẽ đẻ trứng của chúng lên lá hoặc thân cây. Một số loài bướm đặt trứng cùng nhau, một số khác lại có tập tính đẻ trứng riêng lẻ. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào từng loài bướm và yếu tố môi trường. Trung bình thời gian để trứng nở là từ 3-8 ngày. Một số loài bướm đẻ trứng vào mùa đông, và trứng nở vào mùa xuân hoặc mùa hè.
2. Ấu trùng
Ấu trùng còn được gọi là sâu bướm, khi nở ra chúng sẽ ăn vỏ trứng bởi vỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết để sâu bướm phát triển. Sau đó chúng sẽ tiến hành ăn lá cây liên tục và lột xác nhiều lần.
Mỗi lần lột xác, sâu bướm sẽ to hơn và để lại lớp da còn xót lại. Đôi khi, chúng ăn cả lớp da để bổ sung protein và dưỡng chất. Ở quá trình phát triển của bướm này, sâu bướm chỉ ăn cho đến khi đủ chất và trở thành nhộng. Một khi sâu bướm tìm thấy địa điểm phù hợp, chúng sẽ tạo ra một lớp da đặc, dày và khỏe mạnh để bao bộc cơ thể.
3. Nhộng
Đây là giai đoạn biến đổi mạnh mẽ nhất trong quá trình phát triển của bướm. Trong giai đoạn nhộng, phần lớn cơ thể sâu bướm sẽ phá vỡ. Các nhóm tế bào biến đổi sẽ được kích hoạt trong giai đoạn sâu bướm để tái thiết cơ thể. Các nhóm tế bào này được gọi là histoblasts. Chúng sẽ bắt đầu quá trình sinh hóa chuyển đổi từ hình dạng sâu bướm thành một con bướm. Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 ngày
4. Trưởng thành
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của bướm.
Bướm trưởng thành còn được gọi là imago sẽ xuất hiện từng lớp biểu bì với cái bụng to lên với một đôi cánh sặc sỡ. Trong vài giờ đầu tiên khi ra thoát khỏi kén, chúng sẽ bơm máu vào tĩnh mạch trong cánh để mở rộng chúng ra. Sau vài giờ, khi cặp cắp bắt đầu khô lại. Chúng sẽ bay đi và lại tiếp tục một vòng đời mới. Khi được 3 – 8 ngày tuổi, chúng sẽ bắt đầu tìm kiếm bạn tình.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về quá trình phát triển của bướm. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hứu ích nhất về loài côn trùng tuyệt đẹp này.
Có thể bạn quan tâm: Top 8 loài bướm phổ biến tại Việt Nam