Khi bị bọ chét cắn, bạn không biết phải xử lý như thế nào? Bọ chét là một loại côn trùng sống kí sinh trên thân động vật. Chúng là loại kí sinh trùng sống bằng máu động vật. Khi bị đốt thường sẽ bị nổi mẩn đỏ và ngứa. Vì vậy khi bị bọ chét đốt phải làm sao, chúng ta phải tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề này.
Dấu hiệu của người bị bọ chét cắn
Bọ chét là một loài côn trùng ký sinh hút máu của động vật có vú và loài chim. Và bọ chét mèo là loài bọ chét phổ biến nhất hiện nay.
Các triệu chứng của bọ chét cắn trên người:
- Đốm đỏ có quầng sáng xung quanh
- Ngứa
- Vết cắn tụ lại thành nhóm như là tổ ong
- Phát ban
- Sưng quanh vết cắn
- Da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói
Những sai lầm khi xử lý vết bọ chét cắn
1. Không nhận biết được mình bị bọ chét đốt
Bọ chét rất nhỏ và có khả năng “nhảy” rất xa để tấn công con người. Vết cắn ban đầu chỉ là một vết mẩn đỏ nên khó nhận biết. Vì vậy, nhiều người không hề hay rằng mình bị loại côn trùng này cắn mà chỉ “gãi cật lực” để giải quyết cơn ngứa. Khi đó, da bị bong tróc nên đỏ ửng và sưng tấy lên.
2. Chủ quan khi bị bọ chét cắn
Bị bọ chét đốt phải làm sao? Nhiều người cho rằng bọ chó cắn không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo những vết côn trùng cắn như bọ chét có khả năng nhiễm khuẩn rất cao. Đặc biệt khi bạn ngứa và gãi vết thương hở bằng các ngón tay, móng tay không sạch sẽ. Vết thương bị nhiễm khuẩn nên sưng tấy, khiến bạn đau rát, khó chịu.
3. Lạm dụng mật ong, nước chanh, dầu gió… khi trị bọ chét đốt
Các biện pháp truyền thống như dùng mật ong, nước cốt chanh, dầu gió, khoai tây thoa vào vết thương chỉ có tác dụng giảm ngứa chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ em, những nguyên liệu này thậm chí sẽ gây kích ứng, viêm tấy. Khi đó, vết thương có khả năng sưng to lên do nhiễm trùng nhiều hơn.
Dầu gió có chứa Metyl Salicilat, thẩm thấu tốt qua da, giúp giảm đau khá nhanh… nhưng lại dễ gây kích ứng. Khi xoa trên diện rộng, dầu gió có thể làm rối loạn thân nhiệt, khiến cả cơ thể nóng rát khó chịu.
Cách trị bọ chét cắn an toàn, hiệu quả
Bước 1: Rửa sạch vết thương do bọ chét đốt
Khi bị bọ chét đốt, bạn hãy rửa sạch vết thương với xà phòng và nước ấm. Sau đó dùng một ít đá lạnh, bọc vào khăn mỏng và áp vào chỗ vết thương. Nhiệt độ thấp sẽ làm tê các dây thần kinh, giảm cảm giác ngứa và đau tức thì. Có thể thực hiện nhiều lần đến khi nào cảm giác ngứa rát giảm đi hẳn.
Bên cạnh đó, bạn phải hạn chế dùng tay gãi vết thương. Bởi trên tay có nhiều vi khuẩn, vùng da có vết côn trùng cắn yếu ớt hơn các vùng da khác nên dễ bị vi khuẩn trên móng tay bạn xâm nhập vào và gây sưng tấy.
Bước 2: Dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị vết bọ chét cắn
Bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi vết bọ chét đốt mới hình thành, chưa bị trầy xước và sưng tấy. Những cách này sẽ giúp vết thương giảm ngứa và mau lành tự nhiên mà không phải dùng thuốc. Bị bọ chét đốt phải làm sao?
- Cách dùng trà xanh: Hãm một ít là trà xanh và lấy nước xoa lên vết thương. Đồng thời, lấy lá trà xanh để lau vết thương nhẹ nhàng. Trà xanh có khả năng diệt khuẩn rất tốt, làm dịu da, giảm sưng và giúp vết thương nhanh chóng phục hồi.
- Cách dùng lô hội: Lô hội có nhiều chức năng trong làm đẹp nhưng ít ai biết rằng nó trị vết bọ chét đốt rất hiệu quả. Bạn lấy một miếng lô hội, lột bỏ vỏ và gạt lấy lớp gel bên trong. Thoa gel lên vết thương trong 15 phút và rửa lại với nước ấm. Lô hội giúp kháng viêm và thúc đẩy làn da tổn thương mau lành.
- Túi trà lọc: Bạn hãy dùng túi trà sau khi đã sử dụng để chà lên vết thương
- Rượu hoặc giấm trắng: rượu sát trùng vết thương
Bước 3: Bôi thuốc điều trị bọ chét cắn người khi bị nổi mụn nước
Khi vết thương đã sưng tấy và có khả năng để lại sẹo, bạn cần tìm mua những loại thuốc điều trị bọ chét cắn đặc trị thì mới xử lý được. Sản phẩm bôi nên chứa các chất như: kẽm oxit, vitamin E, allantonin… giúp kháng khuẩn nhẹ và làm săn da.
Xem thêm: Top 5 thuốc trị bọ chét cắn hiệu quả nhất
Trẻ con bị bọ chét cắn phải làm sao?
Bọ chét cắn không nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhưng chúng gây sẽ khó chịu cho bé . Các vết cắn sẽ tạo thành các nốt sưng tấy nhỏ trên da của trẻ sơ sinh. Chúng có thể chuyển sang màu đỏ ửng và phồng rộp.
Cách tốt nhất là hãy gọi cho bác sĩ nhi của con bạn để hỏi về cách điều trị vết bọ chét cắn dựa trên độ tuổi của trẻ. Cách điều trị có thể bao gồm:
- Rửa vùng da bị cắn với nước và xà phòng dịu nhẹ
- Bôi thuốc có chất kháng khuẩn histamine để giảm triệu chứng ngứa cho bé
- Cắt móng tay của trẻ để ngăn việc trẻ cào, gãi vào vết cắn
Bị bọ chét đốt: Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
- Khó thở
- Buồn nôn
- Sưng môi hoặc mặt
- Bà bầu bị bọ chét cắn
Xem thêm: Top 10 cách diệt bọ chét trong nhà hiệu quả nhất
Một vết đốt của bọ chét cũng có thể nhiễm trùng. Nếu người có vết thương bị sưng tấy quá mức, đau dữ dội xung quanh vết cắn, hãy gặp bác sĩ. Trong một số trường hợp, bọ chét có thể lây truyền bệnh khác qua vết cắn như: sốt phát ban, bệnh dịch hạch, vẩy nến, sán dây…