Chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng có nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Có nhiều màu sắc đặc trưng bao gồm xanh dương, vàng và đỏ, xanh lá cây. Những thông tin thú vị về loài chuồn chuồn sẽ được chúng tôi tìm hiểu trong bài viết thông tin về loài chuồn chuồn bạn cần biết dưới đây.
Thông tin về loài chuồn chuồn
Chuồn chuồn thuộc lớp sâu bọ của ngành chân khớp. Theo thống kê của các nhà khoa học, có hơn 4.500 loài chuồn chuồn được biết tới và chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim. Đặc điểm khác nhau ở hai nhóm này là tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng.
1. Đặc điểm của chuồn chuồn
Chuồn chuồn có đầu tròn được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, lớn hơn so với thân và các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, một số loài đặc biệt có màu cánh vô cùng sặc sỡ. Trên cánh có nhiều đường gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp. Cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc.
Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư, thứ hai, cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín, cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai. Phần thân bụng chuồn chuồn khá dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt.
2. Chuồn chuồn lớn nhất thế giới
Theo nghiên cứu gần đây, loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Anax strenuus, Megaloprepus coerulatus, một loài chuồn chuồn đặc hữu chỉ xuất hiện tại quần đảo Hawaii.
Ở Việt Nam hiện đang có trên 500 loài chuồn chuồn khác nhau. Phần lớn các loài chuồn chuồn là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng, ruồi và muỗi. Đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của loài này có niên đại lên đến 285 triệu năm.
Vòng đời của chuồn chuồn
Con chuồn chuồn đực có một cơ quan nằm gần phía sau của ngực, bên trong có chứa túi tinh. Loài chuồn chuồn giao cấu bằng cách dùng các móc nằm ở phía đuôi của thân bụng con đực để giữ con cái ở phía sau đầu. Con cái uốn cong thân bụng về phía trước để đón cơ quan giao cấu của con đực và nhận tinh.
Trứng chuồn chuồn đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước. Trứng nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng.
Sau đó chúng tiếp tục phát triển qua các giai đoạn thành thiếu trùng với khoảng 9 – 14 lần lột xác. Sau đó chúng sẽ trở thành loài ăn thịt đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con.
Ấu trùng chuồn chuồn hô hấp bằng mang thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác. Thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, chúng sẽ tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa thay đổi. Sau một khoảng thời gian, chúng sẽ phát triển thành thục và bắt đầu tìm kiếm bạn tình.
Những thú vị xung quanh chuồn chuồn
1. Chuồn chuồn – “gã đồ tể” đáng sợ của thế giới côn trùng
Chuồn chuồn sở hữu kỹ thuật săn mồi cực kỳ ấn tượng với khả năng xé xác con mồi vô cùng đáng sợ. Khi đi săn, chúng sẽ bắt và giữ chặt con mồi đôi chân, xé con mồi bằng hàm đôi hàm sắc nhọn để chúng không thể trốn thoát.
2. Đôi mắt khổng lồ
Cặp mắt của chuồn chuồn được ghép với tổng cộng gần 30.000 mắt nhỏ. Sẽ mang về cho chúng thông tin về môi trường xung quanh. Tầm nhìn của chuồn chuồn có thể quan sát gần như 360 độ, chỉ có một điểm mù duy nhất nằm phía sau chúng. Tầm nhìn phi thường là một trong những lý do khiến chúng dễ dàng phát hiện kẻ thù cũng như con mồi từ mọi phía.
3. Chuồn chuồn có thể bắt con mồi giữa không trung
Không chỉ kích thước vượt trội mà kỹ năng săn mồi trên không trung của chuồn chuồn cũng được xếp vào loại “thượng thừa” trong thế giới côn trùng. Chúng có thể tóm gọn con mồi chỉ bằng một lần phục kích trên không.
Tỉ lệ thành công của chuồn chuồn khi săn lên đến 95%. Chuồn chuồn có thể phán đoán tốc độ và quỹ đạo của con mồi và điều chỉnh tốc độ của mình để tăng khả năng bắt được con mồi. Chuồn chuồn ăn gì? Chúng thường săn bắt các loài côn trùng nhỏ, các loài sâu bọ gây hại, cũng như đồng loại của mình.
4. Tốc độ ưu việt
Nói về khả năng và tốc độ bay, khó có loài côn trùng nào có thể sánh ngang chuồn chuồn. Chúng có hai bộ cánh cực mỏng nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Điều này cho phép chúng có thể bay theo bất kỳ hướng nào, kể cả ngang và lùi. Chúng cũng như có thể đứng yên ở một vị trí duy nhất. Chúng có thể bay với vận tốc tối đa 29km/h, trong những chuyến di cư dài tới hơn 17.000km.
5. Chuồn chuồn sống 2 năm dưới nước
Ấu trùng chuồn chuồn sống tận 2 năm dưới mặt nước. Tùy thuộc vào độ cao và vĩ độ, một số loài chuồn chuồn có thể ở trạng thái ấu trùng lên đến 6 năm. Chúng sẽ lột xác khoảng 17 lần cho đến khi lớn lên và trở thành chuồn chuồn trưởng thành. Thức ăn của ấu trùng chuồn chuồn là các loài ấu trùng côn trùng trong nước (kể cả đồng loại), nòng nọc và thậm chí cả các loài cá nhà.
Có thể bạn quan tâm: Top 10 loài chuồn chuồn phổ biến tại Việt Nam
Trên đây là những thông tin xung quanh loài chuồn chuồn. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhất và loài chuồn chuồn trong thế giới động vật.