Bọ chét là một loại côn trùng sống kí sinh trên động vật nhất là các loại động vật như chó, mèo,… Loại bọ chét này thức ăn của chúng chính là máu. Chính vì vậy các loại động vật khi bị bọ chét tấn công thường xuất hiện các biểu hiện như ngứa, khó chịu.
Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng nếu chúng bám trên cơ thể mình thì sẽ như thế nào không nhỉ. Nếu bị chúng đốt thì ta sẽ xử lý như thế nào. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Đặc điểm của loài bọ chét
Bọ chét là loài côn trùng nhỏ, con trưởng thành ký sinh trên chim và động vật, là loài côn trùng dễ dàng nhận biết qua màu sắc đặc biệt có màu nâu, có khả năng nhảy, kích thước từ 1-8 mm., không có cánh.
Bọ chét đẻ trứng trên đất, cát, rơm rác, các chất mùn trong hang tổ của vật chủ. Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng ăn các chất bài tiết của vật chủ và ấu trùng các loại động vật chân đốt khác để sống. Trứng nở sau 3 – 6 ngày, thông thường sau 4 ngày ấu trùng thóat ra khỏi vỏ trứng.
Ra khỏi kén, 60% bọ chét sau nửa giờ là hút máu ngay, số còn lại 1 – 2 giờ mới hút máu vật chủ. Sự giao phối của bọ chét xẩy ra ngay trên mình vật chủ, khi chúng đã hút no máu, hiện tượng này xảy ra vào cuối ngày đầu mới nở hay đầu ngày thứ hai (quan sát khi nuôi bọ chét); thời gian giao cầu 10 phút.
Thực nghiệm cho thấy rằng bọ chét phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu khô với nhiệt độ 20 – 25 0C. Tuổi thọ của bọ chét có thể tới một năm và có thể ở trong giai đoạn kén đến một năm nếu các điều kiện không thuận lợi. Do vậy , phun hóa chất diệt bọ chét cần nhiều lần.
Bọ chét có thể cắn những đối tượng nào?
Cả người và các loại động vật có vú khác đều có nguy cơ bị bọ chét cắn, gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, khó chịu. Chúng cũng có khả năng là vật trung gian mang mầm bệnh và lây truyền sang người, chẳng hạn như dịch hạch.
Việc loại bỏ hoàn toàn bọ chét ra khỏi nhà không hề dễ dàng. Chúng có thể tồn tại hơn 100 ngày mà không cần vật chủ. Đa phần các vết cắn có thể gây dị ứng, kích ứng da nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Vết bọ chét cắn có hình dạng như thế nào?
Vết cắn này thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Nếu không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ, bọ chét có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào, nhất là vùng có lông rậm rạp.
Vết cắn của chúng thường có những đặc điểm như sau:
- Các vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa
- Thường xuất hiện từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn, đôi khi thành một dãy dài màu đỏ
- Đôi khi trên da có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt
Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/giai-quyet-nhu-the-nao-khi-tre-bi-con-trung-dot-sung-mat/
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị bọ chét cắn là gì?
Đa số người bị bọ chét cắn không có biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng gì đáng chú ý. Nhìn chung, đây không phải là một vấn đề đáng sợ.
Khi bị cắn, bạn thường cảm thấy rất ngứa và da xung quanh vết cắn có thể bị đau hoặc nhói. Bạn có thể bị phát ban hoặc nổi mẩn gần vết cắn. Ngoài ra, gãi nhiều có thể làm da tổn thương thêm và nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách để Xử lý Vết đốt do Bọ chét
Nếu nhà bạn có nuôi chó hay mèo thì bạn biết rằng loài bọ chét có thể tìm đường vào không gian sống của bạn. Bọ chét có thể phớt lờ một số người nhưng lại “rất thích” những người khác, và để lại những vết sưng đỏ và viêm ngứa, thường là ở quanh mắt cá chân và bàn chân.
Nếu bạn đang cố gắng loại bỏ lũ bọ chét trên trên vật nuôi và vật lộn với những vết cắn của chúng trên người bạn, hãy thử các giải pháp đã được kiểm nghiệm hoặc tự nhiên dưới đây để xử lý những vết cắn của bọ chét và tìm cách làm giảm ngứa.
Các cách trị bọ chét cắn có thể từ các biện pháp đơn giản tại nhà đến thuốc không cần toa (OTC), bao gồm:
- Dầu trà
- Kem dưỡng da chứa calamine
- Cortisone
- Giấm
- Thuốc kháng histamin
Để tránh nhiễm trùng thứ phát, điều quan trọng là bạn không làm trầy xước vết cắn trên da. Các thuốc điều trị sẽ giúp giảm ngứa. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này tự hết mà không cần điều trị.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để tìm hiểu xem bạn có bị bọ chét cắn hay không, hãy kiểm tra vật nuôi trong nhà. Tìm bọ chét hoặc vết đốt trên da vật nuôi bằng cách chải ngược lông chúng lên. Ngoài ra, nếu vật nuôi gãi ngứa thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy chúng có bọ chét trên người.
Đưa thú cưng đến bác sĩ thú y, sau đó xử lý bọ chét chuyên nghiệp với chuyên gia kiểm soát dịch. Chỉ lúc đó bạn mới có thể kiểm soát bọ chét, ngăn ngừa ngứa và các vết trầy xước thêm. Để ngăn chó, mèo, vật nuôi bị tái nhiễm, hãy thử vòng đeo cổ chống bọ chét.
Qua bài viết này chúng tôi tin chắc rằng các bạn đã biết được khi bị rận mèo đốt bôi thuốc gì. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/huong-dan-cach-lam-giam-sung-khi-bi-ong-dot-an-toan-don-gian/