Bọ que là côn trùng thuộc nhóm Động vật chân đốt có hình dáng tương tự chiếc que, cành cây. Chính vì đặc điểm này mà trong tiếng Hy Lạp cổ đại, tên của bọ que là φάσμα phasma tức “ngụy trang/hiện thân”. Sở hữu cơ chế phòng vệ khác biệt so với nhiều loài côn trùng khác. Bọ que có đặc điểm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Đặc điểm của bọ que
Bọ que thuốc loại động vật không xương sống có tuổi thọ là 3 năm. Chúng có thể tới 30 cm. Một số loài bọ que có dạng phẳng, hình chiếc lá, một số loài khác có hình chiếc que, hình trụ. Màu sắc của chúng phụ thuộc vào môi trường sống khác nhau (xanh lá, nâu, xám,…).
Đa số các loài Bọ que đều có cánh bị thu gọn lại, một số loài thậm chí không có cánh. Chúng sở hữu những đôi chân dài và mảnh cùng với sợi lông cực nhỏ. Những sợi lông này giúp bọ que tạo ma sát ở áp suất thấp từ đó có thể bám chặt vào bề mặt thực vật và di chuyển.
Môi trường sống của bọ que
Bọ que sống ở đâu? Bọ que tập trung chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới và đồng cỏ, nơi có thảm thực vật phong phú. Đây là nơi ở lý tưởng cho chúng kiếm ăn và ẩn nấp kẻ thù. Hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 300 loài bọ que trên toàn thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới Đông Nam Á, vùng rừng rậm Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Úc.
Bọ que ăn gì?
Bọ que cũng là côn trùng ăn thực vật, chủ yếu là lá cây non, chồi non… chính vì thế có thể xem bọ que là loài côn trùng phá hoại đến mùa màng. Nhưng may mắn là đa số Bọ que đều không có cánh, vì vậy chúng chỉ phát triển trong vòng bán kính vài trăm mét và không lan rộng ra thành dịch.
Trong lịch sử từng ghi nhận một số trường hợp bọ que phá hoại như loài Diapheromera femorata ở Bắc Mỹ đã sinh sôi nảy nở, phá hủy hoàn toàn cây cối và phá hoại mùa màng, thậm chí chúng ăn cả gỗ sồi và hạt dẻ.
2. Vòng đời và tập tính của bọ que
Bọ que di chuyển chậm và chúng có thể tái lập lại các chi nếu mất, vì thế mà chúng sẵn sàng loại bỏ các bộ phận trên cơ thể để bỏ trốn khỏi kẻ thù. Bọ que trưởng thành thường có màu nâu, ấu trùng đa phần sẽ có màu xanh. Bộ phận đẻ trứng ngắn và không để lộ ra ngoài cơ thể. Trứng bọ que thường được đẻ rải rác trên mặt đất.
Bọ que có cơ chế tự vệ rất đặc biệt, khi bị kẻ thù tấn công chúng sẽ tự rụng các chi. Các bộ phận này sau khi tách ra khỏi cơ thể sẽ tiếp tục cử động theo phản xạ để đánh lạc hướng kẻ thù. Một số loài Bọ que sẽ tiết ra các chất hóa học tự nhiên để xua đuôi kẻ thù.
Bọ que cái có thể sinh sản gần như không cần con đực. Những con cái không giao phối sẽ sinh ra trứng chỉ nở toàn giống cái. Trong trường hợp, bọ que đực và bọ que cái giao phối với nhau, trứng nở ra có cơ hội 50/50 con của chúng sẽ là con đực. Một con bọ que cái có thể để ra 100 trứng đều là con cái. Thậm chí có rất nhiều loài bọ que các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra giống đực.
3. 7 sự thật thú vị về loài côn trùng dài nhất thế giới
1. Bọ que không phải là một người mẹ tốt !?
Bọ que thường thả trứng một cách ngẫu nhiên trên mặt đất và rời đi. Nhưng đừng vội đánh giá, bằng cách này, bọ que giảm bớt khả năng những kẻ săn mồi có thể tìm thấy tất cả trứng và ăn chúng. Một số loài bọ que còn nỗ lực giấu trứng của mình trên những tán lá, trong vỏ cây, chôn dưới đất,…
2. Bọ que ăn da bị lột
Khi ấu trùng tiến hành lột da, chúng rất dễ bị tổn thương trước kẻ thù cho đến khi lớp da mới hình thành. Lớp da cũ có chứa chất độc, do đó nhộng bọ que sẽ sử dụng lợi thế này để khiến kẻ săn mồi phải bỏ đi. Thậm chí ấu trùng bọ que cũng tái chế protein bằng cách ăn lớp da bị lột của nó.
3. Bọ que hành động y như cái que
Không phải tự nhiên mà loài côn trùng này được đặt tên là bọ que. Chúng hành động không khác gì một cành cây khô cả. Thậm chí chúng còn khoác vỏ cây thật lên người để ngụy trang. Bọ que còn bắt chước những cành cây đang lắc lư bằng cách di chuyển qua lại và khi cành cây di chuyển.
4. Trứng bọ que là món ăn ưa thích của kiến
Trứng bọ que có hình dạng rất giống với hạt giống cây trồng, bên trong trứng bọ que chứa một chất được gọi là capitulum. Và đây là chất mà kiến rất thích và tha về tổ. Nhưng kiến chỉ ăn chất này và để mặt trứng bọ que ở một “xó” nào đó. Khi bọ que nở, chúng sẽ nhanh chóng rời khỏi tổ.
5. Không phải tất cả bọ que đều có màu nâu
Một số loài bọ que có thể thay đổi màu sắc, giống như tắc kè hoa vậy. Tùy thuộc vào màu sắc nơi chúng đang đứng. Khi bị kẻ thù tiếp cận, bọ que sẽ nháy cánh mạnh mẽ, rồi giấu đi chúng, từ đó khiến kẻ thù nhầm lẫn và không thể xác định được mục tiêu.
6. Bọ que không cắn, cũng không tự vệ
Một loài bọ que sẽ nôn ra một chất dịch khó chịu có mùi vị kinh khủng vào trong miệng của kẻ thù. Trong khi một số loài khác sẽ tiết chất dịch hôi thối khắp khớp trên cơ thể. Một số loài bọ que ở vùng nhiệt đới có thể sử dụng gai chân, để gây đau đớn cho kẻ thù.
7. Bọ que có thể giả chết
Khi bọ que không còn gì để chống cự, cách duy nhất là giả chết, đúng chứ? Chúng sẽ đột ngột thả thân mình rơi xuống mặt đất, và vẫn nằm im tại đó. Hành vi này được gọi là thanatosis, có thể làm nản lòng những kẻ săn mồi. Bởi chúng nằm im đó y như một nhánh cây khô bình thường vậy.
Trên đây là những thông bạn cần biết về bọ que cũng như những sự thật thú vị về loài côn trùng này. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết được tham khảo từ: Công Ty Diệt Côn Trùng Khử Trùng Xanh GFC:
- Địa chỉ: L18-11-13, tầng 18, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM . ( 028 ) 4455 3046
- Hotline: +8419003046
- Website: https://khutrungxanh.com/