Các loài rắn hổ nào thường gặp tại Việt Nam? Rắn hổ là tên gọi chung của các loài rắn thuộc vào họ Hổ, có tên khoa học là Naja Atra. Trong họ rắn hổ bao gồm cả loài có nọc độc và không có nọc độc. Bạn có thể bắt gặp chúng ở đồng ruộng, làng mạc, bờ đê, gò đống, vườn tược, dưới gốc cây,…. Dưới đây là danh sách các loài rắn hổ phổ biến, cùng tìm hiểu nhé.
1. Rắn hổ mang đất
- Rắn hổ mang đất có tên khoa học: Naja Kaouthia.
- Còn được gọi là rắn hổ mắt kính vì cấu tạo ngoại hình của nó.
- Chúng có nọc độc khá mạnh, chỉ một lượng nhỏ của loài rắn hổ này cũng có thể khiến con mồi chết “bất đắc kỳ tử”.
2. Rắn lá khô đốm
Đầu của loài rắn này có màu đen hay nâu nhạt, thân có màu nâu đỏ nhạt hoặc cam đậm, kích thước khoảng 47cm. Trên sống lưng có hoặc không có hoa văn hình xoắn màu đen, có sọc đen trên lưng.
Hoa văn trên thân có thể gồm các chấm tròn lớn riêng rẽ và nằm cách xa nhau ở bên hông. Có một khoanh màu đen ở phần thân và chóp đuôi. Phía dưới đuôi có các khoảng màu đen và trắng không cân xứng.
- Thức ăn chính của rắn lá khô đốm là những loài rắn nhỏ, thằn lằn, cá…
- Chúng được đánh giá có nọc độc và nguy hiểm.
- Bạn có thể tìm thấy loài rắn này dưới các đống đổ nát, đống củi khúc, những nơi tương tự trong rừng rậm có độ cao lên tới 1.000m.
3. Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah): đầu và mang thường có màu đen xám nổi bật. Ở phần bụng dưới của rắn có màu trắng vàng đặc trưng. Đôi mắt nhô ra phía trước và có vảy lớn ở trên đầu. Bạn thường tìm thấy loài rắn này sinh sống chủ yếu các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp. Tùy nhiên, có một số trường hợp rắn hổ mang chúa ẩn nấp trong vườn nhà.
- Khả năng di chuyển và săn mồi của rắn hổ mang chúa được đánh giá là tốt nhất trong các loài rắn hổ.
- Được đánh giá là một trong những loài rắn đáng sợ nhất ở Việt Nam, dù chúng không hề chủ động tấn công con người.
- Nọc độc của rắn hổ mang chúa có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
4. Rắn cạp nia
- Kích thước cơ thể trung bình của loài rắn hổ này dài khoảng 1m.
- Đặc điểm thường thấy của loài này là các khoang trắng đen chia đều trên thân.
- Khu vực sinh sống chủ yếu của chúng tại các đồng cỏ và bờ ruộng.
- Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong của bạn có thể lên đến 80%.
5. Rắn cạp nong
- Rắn cạp nong có tên gọi khác là rắn mai gầm.
- Chúng có kích thước lớn hơn so với rắn hổ bình thường thường.
- Chiều dài của chúng có thể lên tới trên 1 mét.
- Màu sắc đặc chung của chúng là các khoanh đen vàng trải khắp người.
- Nọc độc của chúng sẽ làm tê liệt thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh vô cùng nguy hiểm.
6. Rắn biển
- Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae, được đánh giá là loài rắn độc nhất tại Việt Nam và xếp thứ 5 trên thế giới
- Chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang và dẹt như lươn
- Bởi vì rắn biển không có mang nên thường phải trồi lên mặt biển để lấy không khí, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện chủ yếu ở khu vực Bà Rịa Vũng Tàu.
Trên đây là danh sách 6 loài rắn hổ phổ biến tại Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhất.