Việt Nam là đất nước nông nghiệp, phát triển chủ yếu là cây lúa nước. Thiên địch là cái tên các bạn nông dân gọi những kẻ tấn công loài gây hại cho cây lúa. Trong thế giới côn trùng lấy sâu rầy làm thức ăn, nhưng chúng lại trở thành thức ăn của những loài côn trùng khác. Bên cạnh đó, việc phun thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều để phòng chống sâu bệnh đã dẫn đến tiêu diệt nhiều loài thiên địch có lợi trong việc diệt sâu bệnh trên cây lúa nước. Chủ đề ngày hôm nay, Thế giới côn trùng sẽ cung cấp cho các bạn danh sách các loài thiên địch trên đồng ruộng để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thiên địch.
Chuồn chuồn kim
Con cái thân có màu xanh lục, con đực màu sắc đẹp hơn con cái. Đây là thiên địch của sâu cuốn lá, bọ rầy,… Phần đuôi bụng của con đực màu vàng cam (màu xanh lam). Chuồn chuồn kim là loại chuồn chuồn cánh hẹp, yếu hơn các loại chuồn chuồn cùng họ với nó. Ngoài ra, chuồn chuồn trưởng thành màu xanh và đen, có bụng nhỏ dài.
Muồm muỗm
Muồm muỗm có màu xanh, con trưởng thành có màu xanh và vàng. Muồm muỗm là một loại côn trùng mặt nghiêng, có râu rất dài, to, thường dài gấp đôi thân do đó dễ phân biệt với các loài châu chấu thông thường. Muồm muỗm thường hoạt động mạnh về đêm và có nhiều ở ruộng đồng. Thiên địch của bọ xít, bọ rầy lá, bọ rầy thân, sâu đục thân,…
Nhện lùn
Nhện lùn di chuyển chậm và bắt mồi chủ yếu là khi chúng mắc vào màng. Bên cạnh đó, nhện lùn khi trưởng thành có 3 đôi chấm vạch ở lưng. Ngoài ra, nhện lùn thích ở ruộng nước và kéo màng ở gốc cây lúa phía trên mặt nước.
Nhện chân dài
Tiếp theo danh sách các loài thiên địch trên đồng ruộng, nhện chân dài có thân và chân dài thường nằm trên lá lúa nước. Nhện chân dài chăng lưới loại hình tròn nhưng rất yếu. Nhện chân dài thích ở vùng ẩm, chúng ẩn ở thân cây lúa lúc giữa trưa và rình mồi ở lưới vào buổi sáng.
Ong xanh
Những ký sinh trứng sâu đục thân lúa là những con ong rất nhỏ, bằng khoảng hạt cát, chúng dễ dàng diệt trên 70% trứng sâu đục thân trên ruộng. Những ký sinh trứng sâu đục thân có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm mật độ sâu đục thân trên ruộng.
Những trứng sâu đục thân đã bị ký sinh sẽ bị tiêu diệt bởi những con ong phát triển ở bên trong. Từng con ong cái lùng kiếm trên từng cây lúa những ổ trứng sâu đục thân để đẻ những quả trứng nhỏ xíu của ong vào trong đó.
Ruồi xám
Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá lớn tấn công là chúng thường xuất hiện, tìm đậu lên lưng và đẻ trứng lên lưng ký chủ là sâu cuốn lá lớn. Ruồi xám có những sọc trắng, to hơn ruồi nhà, thân có nhiều lông (gai), đầu to. Sau khi ăn xong, chúng chui ra làm kén trên lá lúa và biến thành nhộng. Trứng nở thành giòi và ăn thịt bên trong thân ký chủ.
Cứ như vậy, ruồi xám hạn chế được mật số các loài sâu cuốn lá lớn. Khoảng 4 ngày sau nhộng nở thành ruồi, cắn kén chui ra, lại giao phối và tìm đến ký chủ mới để lập vòng đời thứ tiếp theo.
Nhện lưới
Ban ngày trời nóng con đực, con cái tìm chỗ trú dưới lá bên cạnh lưới. Con cái có các vạch vàng và xám trắng ở bụng. Con đực nhỏ hơn và có màu nâu đỏ. Có màu sặc sỡ và chăn màng hình tròn dưới tán cây lúa. Khi trời có mây che phủ con cái chờ mồi ở giữa lá và con đực chờ gần đấy.
Bọ cánh cứng 3 khoang
Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có màu nâu đỏ. Bọ cánh cứng thường ở và tấn công ổ sâu cuốn lá tận gốc. Bên cạnh đó bọ cánh cứng 3 khoang là loài côn trùng có thân cứng hoạt động mạnh.
Bọ rùa đỏ
Bọ rùa đỏ hoạt động vào ban ngày, trên ngọn cây lúa, tìm ăn bọ rầy, sâu non và trứng rầy. Bọ rùa đỏ có hình ô van, màu đỏ nhạt hoặc chói. Đó là lý do Bọ rùa đỏ nằm trong danh sách các loài thiên địch trên đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/bo-rua-thien-dich/
Bọ đuôi kìm
Bọ đuôi kìm có màu đen bóng, giữa cái đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu. Đặc điểm của bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như hình cái kẹp dùng để tự vệ. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non.
Kiến lửa
Thiên địch của nhiều loại côn trùng. Kiến lửa đốt rất đau,có màu nâu đỏ, làm tổ trên ruộng khô hoặc trên các bờ ruộng lúa ướt.
Dế nhảy
Hầu hết các con trưởng thành bị mất cánh sau khi ở ruộng lúa. Con trưởng thành có màu đen và dế non có màu nhạt sọc nâu. Dế có đuôi nhọn xuất hiện ở môi trường đất ẩm và đất khô, khi bị đụng đến sẽ nhảy từ cây này sang cây khác. Dế non sắp lớn tuổi có cánh cụt.
Dế nhảy ăn trứng của sâu đục thân 5 vạch đầu đen, sâu cuốn lá, ruồi đục lá, sâu non của bọ rầy lá, bọ rầy thân và sâu cắn chẽn.
Bọ xít mù xanh
Con trưởng thành vai rộng có thể có cánh hoặc không có cánh. Thân hình nhỏ và bàn chân trước chỉ có 1 đốt do đó có thể phân biệt được với các loài bọ xít khác. Đó là loài bọ xít nhỏ có vạch trên lưng có nhiều trên ruộng nước. Loại không có cánh không có vạch đen và vạch trắng ở cổ và cánh trước. Thiên địch của bọ rầy.
Bọ xít nước
Trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không có cánh. Thiên địch của bọ rầy, tập trung ở bờ ruộng, sâu đục thân. Bọ xít nước là một loài bọ sống dưới nước, thường tìm thấy ở các vùng có nước. Bọ trưởng thành màu xanh nhạt, to hơn bọ xít nước ăn thịt, nhưng số lượng ít hơn.
Với chủ đề ngày hôm nay, Thế giới côn trùng đã cung cấp cho các bạn cái nhìn đầy đủ các loài thiên địch trên đồng ruộng, hy vọng thông tin này có thể giúp các bác nông dân trị các loài côn trùng gây hại một cách hiệu quả, an toàn cho môi trường.
Một số bài viết nổi bật: