Đâu là cách bảo quản gạo không bị mọt hiệu quả nhất tại nhà? Khi để lâu, gạo rất dễ bị mọt, làm mất đi vị ngon và dinh dưỡng của gạo. Chúng tôi hiểu được nổi lo lắng của bạn, chính vì vậy chúng tôi đã tổng hợp “Cách bảo quản gạo không bị mọt tại nhà“. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Cách bảo quản gạo không bị mọt trong tủ lạnh
Gạo một trong những thực phẩm không nên đặt ở những nơi có độ ẩm cao, nơi có ánh nắng trực tiếp mặt trời. Bởi có khả năng sẽ làm mọt xâm nhập và làm giảm sút chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng và hương vị của gạo
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, sử dụng tử lạnh để bảo quản gạo có thể tiêu diệt và ngăn mọt đẻ trứng, phá hoại. Bạn có thể bỏ gạo vào những túi zipper để bảo quản tốt hơn.
Bạn cũng có thể áp dụng cách bảo quản gạo không bị mọt này để bảo quản các loại ngũ cốc và gia vị.
Cách thực hiện như sau:
Bạn có thể bảo quản gạo trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 15 độ C. Có thể bảo quản từ 4 – 5 ngày.
2. Bảo quản gạo không bị mọt bằng tỏi
Mùi cay nồng của tỏi có tác dụng ngăn chặn mọt tấn công và sinh sôi trong gạo. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng tỏi, đảm bảo gạo vẫn giữ được toàn bọ hàm lượng dinh dưỡng. Hơn nữa, tỏi còn giúp giữ nguyên chất lượng gạo một cách tốt nhất.
Cách giữ gạo không bị mọt bằng tỏi thực hiện như sau:
- Cho toàn bộ gạo vào thùng to có nắp hoặc hộp nhựa
- Bóc vỏ vài tép tỏi và bỏ lên trên thùng gạo và đậy kín nắp lại
- Tùy theo kính thước thùng to nhỏ khác nhau mà bạn điều chỉnh lượng tỏi cho phù hợp
3. Bảo quản gạo trong chai nhựa, túi nhựa
Đây là cách bảo quản cám gạo không bị mọt cực kỳ hiệu quả, mà còn không ngăn cho bụi bẩn và các loại côn trùng khác xâm nhập vào gạo. Đảm bảo vừa an toàn vừa vệ sinh.
Cách bảo quản:
- Dùng túi nhựa hoặc chai nhựa để đựng gạo
- Sau khi túi đã đầy gạo, bạn hãy đậy nắp thật chặt
=> Bạn hãy chọn những túi nhựa, chại nhựa khô gáo nhé, vì nếu có nước đọng bên trong thì khiến gạo dễ bị ẩm mốc. Như vậy mọt và vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn.
4. Bảo quản gạo không bị mọt bằng ớt
Bạn có thể cắt đôi trái ớt, sau đó moi bỏ hạt và cho vào thùng gạo. Đây là một cách để chống mọt tấn công gạo cực kỳ hiệu quả bởi mùi cay nồng khiến ọt cực kỳ khó chịu và bỏ đi ngay.
5. Cách bảo quản gạo không bị mọt bằng muối
Cũng tương tự như tỏi và ớt, muối cũng có tác dụng ngăn trở mọt trong gạo cực kỳ hiệu quả. Bởi khi mọt ăn gạo, nếu nuốt phải muối mặn, chúng sẽ sợ hải và bỏ đi.
Bạn chỉ cần lấy một chút muối và rải đều vào thùng gạo. Bạn chỉ cần rắc một ít là được, nếu rắc quá nhiều sẽ làm gạo bị ẩm và dễ bị ẩm hơn.
Có thể bạn cần biết: Mọt gạo có cắn người không?
Thời điểm bảo quản gạo tốt nhất là khi nào?
Bạn không nên trữ gạo quá lâu, thời điểm sử dụng tốt nhất là dưới 2 tháng. Vào mùa hè, vì trời nắng nóng và oi bức, nên bạn chỉ nên sử dụng gạo trong khoảng 2 tuần. Vòa mùa thu thì thời gian này kéo dài khoảng 1 tháng.
Hướng dẫn cách xử lý khi gạo bị mọt ăn
Nếu bạn phát hiện gạo bị mọt tấn công thì bạn không được đem gạo bị mọt đi phơi nắng. Bởi điều này không thể xua đuổi mọt hoàn toàn, chúng chỉ ẩn nấp đi mà thôi. Điều này còn làm cho gạo trở nên khô và vụn, làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo và không thể sử dụng được nữa.
Bạn có thể xử lý khi gạo bị mọt ăn bằng cách sàng gạo nhẹ nhàng để mọt rơi xuống, sau đó đem gạo phơi ở chỗ thoáng mát để mọt tự động rời đi.
Vì sao gạo bị mọt ăn
Những nguyên nhân chính khiến cho gạo bị mọt ăn:
- Việc vệ sinh thùng gạo chưa khô hoàn toàn mà đã bỏ gạo vào
- Để gạo ở nơi có ánh nắng trực tiếp
- Để gạo những nơi có độ ẩm quá cao
=> Chính vì hai nguyên nhân này tạo điều kiện thuận lợi làm nơi để mọt đẻ trứng và sinh trưởng. Điều tồi tệ nhất là gạo trở nên khô vụn và không thể nấu cơm được.
Trên đây là những cách bảo quản gạo không bị mọt hiệu quả nhất tại nhà mà chúng tôi đã thử nghiệm. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Chúc bạn thành công.
Nguồn tham khảo: https://khutrungxanh.com/mot-go-va-cach-diet-mot-go-don-gian-va-hieu-qua-nhat