Mọt gạo là loại côn trùng sống trong những nơi để gạo. Chúng cắn xé và phá hủy hết những hạt gạo. Vậy nguyên do nào lại có những con mọt đó và làm sao để ngăn sự phát triển và sinh sản của chúng. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu con mọt gạo sinh ra từ đâu và điểm qua cách diệt mọt gạo để chủ động hơn trong việc phòng tránh mọt gạo nhé.
Mọt gạo là gì?
Mọt gạo là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Mỗi con mọt gạo trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ có răng sắc dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có màu ánh cam đỏ phân trên vỏ cánh.
Mọt gạo không phải do gạo cũ mới tạo thành mà thực ra trứng của mọt gạo đã bám vào hạt thóc, hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch lúa. Sau một thời gian, với các điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt đen trong gạo.
Vòng đời của mọt gạo
Mọt gạo trưởng thành sống đến 2 năm. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời nó. Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn.
Kiểm soát mọt gạo bằng cách tách riêng gạo bị mọt ra. Mọt gạo ở mọi giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút.
Mọt gạo sinh ra từ đâu?
Mọt gạo sở dĩ xuất hiện trong gạo không phải do chúng từ bên ngoài xâm nhập vào. Mà do được nở ra từ trứng của chúng đã bám vào hạt gạo từ giai đoạn thu hoạch. Sau một thời gian và điều kiện thích hợp, các trứng này mới nở thành con mọt gạo gây ảnh hưởng đến chất lượng của gạo.
Cách diệt mọt gạo nhanh, hiệu quả nhất
1. Diệt mọt gạo bằng tủ lạnh
- Việc bảo quản gạo trong tủ lạnh sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển, chính vì vậy trước khi cho gạo vào thừng đựng gạo hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4 – 5 ngày.
- Tuyệt đối không để gạo ở những nơi có độ ẩm cao hoặc có ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu vào. Nắng và độ ẩm có thể làm cho gạo bị giảm sút chất lượng, hoặc mất đi hương vị và hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo.
2. Dùng ớt đuổi mọt gạo
- Dùng ớt đuổi mọt gạo thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho vài quả ớt đã tách bỏ hạt vào thùng gạo, mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.
- Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh trong 4-5 ngày để ấu trùng mọt gạo không thể nở thành con.
3. Dùng muối đuổi mọt gạo
Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, mọt nuốt phải muối mặn sẽ sợ và cũng bỏ đi luôn. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn và còn làm cho gạo dễ bị ẩm.
4. Dùng máy sấy tóc xử lý mọt gạo
Trước tiên, bạn trải gạo đã có mọt xuất hiện ra một mặt phẳng, rồi bật máy sấy lên hong gạo cho nóng. Sức nóng từ máy sấy tóc sẽ tác động khiến mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.
Ảnh hưởng của mọt gạo đến gạo?
- Mọt gạo trông không những gây mất thẩm mỹ cho gạo, mà còn khiến giá trị dinh dưỡng cũng như vị ngon của gạo bị giảm đi.
- Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó.
- Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn gầnhết phần tinh bột bên trong hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng, làm giảm chất lượng của gạo.
- Đối với tất cả các loại gạo, nếu trong quá trình bảo quản và sử dụng, trứng mọt vốn có sẵn trên hạt gạo gặp điều kiện thuận lợi, sẽ tiếp tục phát triển và thành mọt.
- Mọt thường ăn phần cám trên thân hạt gạo nên làm xấu đi mặt gạo, nhưng chúng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của gạo.
Cách bảo quản gạo tránh bị mọt ăn
- Bảo quản gạo trong thùng kín là cách bảo quản gạo tránh mối mọt. Bạn cần để gạo trong thùng kín, khô, vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.
- Vệ sinh vật dụng đựng gạo trước khi cho gạo vào. Để thực hiện điều hãy rửa sạch sẽ thùng đựng gạo, phơi khô trước khi cho gạo vào.
- Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ thùng đựng gạo vì loại vi khuẩn, nấm mốc và trứng mối mọt luôn tiền ẩn trong môi trường tự nhiên và có quá nhiều cách để chúng thâm nhập vào xung quanh thùng gạo.
- Bảo quản gạo trong tủ lạnh 4-5 ngày (tiêu diệt trứng mọt trong gạo) trước khi nấu.
- Không nên mua quá nhiều gạo một lúc. Khi mua nhiều gạo, bạn khó khăn trong việc bảo quản cũng như kiểm tra hơn, hoặc khi đã bị nhiễm mọt hoặc mốc, hỏng thì phải vứt đi càng nhiều. Nên mua một lượng đủ dùng khi hết thì mua tiếp.
Xem thêm: Top 10 cách diệt mối mọt hiệu quả tại nhà
Với những gợi ý trên đây đã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn phần nào con mọt gạo sinh ra từ đâu cũng như cách diệt mọt gạo hiệu quả. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết được lũ mọt hiệu quả