Con xén tóc là loài côn trùng phổ biến tại các vùng quê có nhiều cây cối. Chúng thường phá hoại mùa màng và gây hại cho người nông dân. Nhưng đồng thời hiện nay có nhiều bạn trẻ cũng có sở thích nuôi xén tóc. Vậy bạn đã hiểu được nhũng gì về loài côn trùng bí ẩn này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết “Con xén tóc: Đặc điểm, môi trường sống, thức ăn” dưới đây.
1. Đặc điểm của con xén tóc
Con xén tóc thuộc họ bọ cánh cứng với thân hình dài dẹt và đôi râu dài đặc trưng. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống mà màu sắc trên thân của chúng sẽ khác nhau như: đen, đốm vàng, nâu,…. Bộ xén tóc có kích thước khổng lồ lần đầu tiên được tìm thấy tại Nam Phi có chiều dài lên đến 17 cm.
Xén tóc trưởng thành có thân mình cứng, màu nâu sậm, dài từ 30-35mm. Chân và râu màu sẽ có nâu đỏ, râu cứng và có thể dài hơn cơ thể. Ngực trước và ngực sau của xén tóc có các đường ngang song song đặc trưng.
Môi trường sống của xén tóc
Con xén tóc thường được phát hiện trong ở các vỏ cây gỗ khô lâu năm, sinh sống phổ biến ở khu vực nhiệt đới châu Á. Mùa hè là thời điểm bọ xén tóc xuất hiện nhiều nhất. Đây là thời điểm tuyệt vời để chúng giao phối, sinh sản và đẻ trứng trên các vết nứt của cây.
Thức ăn của bọ xén tóc
Bọ xén tóc ăn gì? Món ăn yêu thích của chúng chính là vỏ thân, cành cây của dâu, sầu riêng, xoài, cây dó,…. Chúng có thể ăn tới 5 đám vỏ cây trong suốt cuộc đời.
2. Tập tính thói quen
Bọ xén tóc sẽ bắt đầu kiếm ăn từ sáng sớm cho đến tối, thông thường là từ 6h – 20h mỗi ngày. Vào mua hè, là lúc xén tóc đực phải đi tìm kiếm bạn tình. Chúng thường giao phối vào buổi tối trên những cành cây.
Khi tìm được bạn tình phù hơp, xén tóc đực sẽ cọ râu của mình vào mặt lưng con cái để thu hút sự chú ý. Nếu con cái không đồng ý, nó sẽ nhanh chóng rời đi, còn nếu đồng ý sẽ đứng yên chờ đợi xén tóc đực. Tiếp đó cả hai bắt đầu ve vãn nhau, con đực sẽ leo lên mình con cái và dùng 2 chân trước để quặp lấy con cái và tiến hành thụ tinh. Thời gian giao phối của bọ xén tóc thường giao động từ 300 – 600 giây.
3. Vòng đời của bọ xén tóc
Sau khi giao phối, con cái đẻ sẽ trứng vào các vết nứt của cây. Trung bình xén tóc cái có thể đẻ 300 trứng/mỗi năm. Khi trứng nở ra, ấu trùng sẽ chui vào vỏ trong đục đường hầm và phá hoại ở đó. Thời gian để ấu trùng ăn đủ no để thành nhộng trung bình từ 1 – 3 năm. Ấu trùng xén tóc màu trắng, dài từ 50-60mm, đầu rất nhỏ so với phần thân, chân ngực chưa phát triển.
Tham khảo: Top 6 loài bọ cánh cứng quý hiện ở Việt Nam
4. Tác hại của bọ xén tóc với cây trồng
Ấu trùng của con xén tóc phá hoại cây trồng bằng cách đục vào thân cây, cây cối, hoa quả, khiến hoa quả thường không thể chín đúng tiến độ, khô héo sớm, bị thối, hỏng trước khi thu hoạch. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng của người nông dân. Một số loài cây mà xén tóc yêu thích và phá hoại là xoài, sầu riêng, cà phê,…nếu không có biện pháp xử lý thì hậu quả rất nghiêm trọng.
Cách phòng chống bọ xén tóc hiệu quả nhất:
- Tuyệt đối không chặt và lột vỏ ở thân cây, nếu phát hiện thân cây đã bị làm tổ bạn nên chặt bỏ và đốt cây bị làm tổ.
- Sử dụng đèn diệt côn trùng để tiêu diệt con xén tóc nhanh gọn hơn
- Nếu cây bị hại nhẹ, bạn hãy bôi thuốc trừ sâu bọ dạng hạt lên thân cây, và bôi đất vào.
Nếu đang trong mùa thu hoạch mà cây bị hư hại nặng thì bạn hãy dùng dao để rạch vỏ cây bị xén tóc ăn. Sau đó đặt thuốc diệt côn trùng vào trong tấm vải mỏng rồi cho vào lỗ bị xén tóc phá hoại, cuối cùng bôi đất lên để giữ kín. Bẹn nên tiến hành định kỳ 1 -2/ lần
5. Xén tóc có cắn người không?
Mặc dù sở hữu đôi hàm sắc nhọn nhưng bọ xén tóc lại không hề căn người. Cũng vì đều này mà một số bạn trẻ lại lựa chọn loài côn trùng này để làm thú cưng. Nhưng chỉ một số loài bọ xén tóc đặc biệt mới có thể làm thú cưng.
Trên đây là những thông tin về con xén tóc về đặc điểm, môi trường sống, thức ăn, tác hại và cũng như cách phòng chống bọ xén tóc. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất về loài côn trùng này.
Có thể bạn quan tâm: Cách phòng trừ bọ xít đen cho cây lúa