Ong là loài côn trùng sống theo bầy đàn tong 1 đàn ong bao gồm ong chúa, ong thợ, ong non… và mỗi con đều phụ trách một công việc khác nhau nhưng chung quy lại đều tạo ra mật. Có nhiều loại ong khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,… Như vậy ong có tập tính nào. Những lợi ích mà ong mang lại cho con người là gì. Ong có chức năng gì hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về các loài ong
Ong có khoảng 20.000 loại nhưng lọai mang nhiều lợi ích nhất cho con người phải nói là loại ong mật. Mặc dù có gần 20.000 loại nhưng ong được chia thành hai nhóm chính gồm: ong sống tập đoàn và ong sống độc lập.
Nhóm Ong Tập Đoàn ( Social Bee)
Loại này xây tổ ở chung, có tổ có khoảng 10 con nhưng có tổ với số lượng lên đến 80,000 con. Ong mật là loại có đời sống tập đoàn cao nhất trong tất cả các loài ong. Các loài ong khác cũng có đời sống tập đoàn như ong bầu hay loại ong không ngòi chích.
Nhóm Ong Độc Lập
Nhóm này có 5 loài chính là ong đục gỗ (carpenter), ong lá (leafcutting), ong đào hầm (mining), ong tò vò (manson), và ong Tu Hú (cuckoo). Loài này sống một mình, tuy nhiên đôi khi chúng xây tổ lại gần nhau. Loại này không có ong thợ, tự sống và sinh sản lấy. Chúng xây tổ và cất mật, đẻ trứng, trám tổ lại rồi bay đi mất. Khi trứng nở ăn mật dự trữ để tăng trưởng.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/kham-pha-cach-diet-kien-ba-khoang-hieu-qua-nhat-qua-dat/
Cấu Tạo Của Loài Ong
Như vậy ong có tập tính nào và bên trong bộ xương ngoài của con ong là các bộ phận nội tạng trong cơ thể của một con ong như hình trên.
Bên trong cơ thể của loài ong củng được chia ra làm ba phần đó là
- Phần đầu ong
- Phần ngực ong
- Phần bụng ong
Các bộ phận đều có tầm quan trọng ngang nhau.
Phần đầu bên trong của con ong có bốn cơ quan chính bao gồm: Não (Brain), tuyến dưới hàm (mandibular gland), tuyến họng (hypopharyngeal glands), tuyến nước bọt (salivary gland)
Đầu ong có chứa não và một vài loại tuyến. Các tuyến này có các chức năng khác nhau, chẳng hạn như sản xuất các enzyme tiêu hóa và kích thích tố,…
Cơ quan thần kinh của ong mật phát triển rất cao, bảo đảm mối liên hệ thường xuyên của đàn ong với môi trường xung quanh, đồng thời điều khiển mọi hoạt động thống nhất trong cơ thể ong.
Thần kinh trung ương (ventral nerve chord)
Gồm có các hạch thần kinh. Hạch trên họng và hạch dưới họng nằm ở phần đầu của ong, ngoài ra còn có ba hạch thần kinh ngực nằm trong ba đốt ngực và ở bụng có năm hạch thần kinh trải dài theo dây thần kinh từ phần đầu đến bụng ong như trên hình ta thấy các điểm nút là các hạch thần kinh.
Nhờ có hệ thần kinh mà các bộ phận của cơ thể ong làm việc theo thể thống nhất. Các hoạt động của ong được thực hiện nhờ các phản xạ. Phản xạ của ong gồm: phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Tuyến họng của ong (Hypopharyngeal glands)
Tuyến họng gồm hai tuyến dài cuộn ở hai bên trên phần đầu của ong. với các loài ong có tập tính sống theo xã hội thì ong mới trưởng thành (ong non) có các tuyến họng (Hypopharyngeal glands) hoạt động tiết ra thức ăn để nuôi ấu trùng có hàm lượng dinh dưỡng cao, và kết hợp với tuyến nước bọt chúng được nạp vào các lỗ tổ đẻ trứng để nuôi dưỡng những con ong chưa trưởng thành.
Phần Ngực Ong
Ngực là cơ sở cho chân và cánh, và được nhồi đầy cơ bắp cần thiết để cung cấp năng lượng cho các cơ quan vận động này.
Ngực ong bên trong có ba bộ phận chính bao gồm: Các cơ bắp (muscle), tuyến nước bọt ở ngực (sakuvary gland), động mạch chủ (AORTA)
Các Cơ bắp của loài ong (muscle)
Ở phần ngực này, các cơ bắp có vai trò rất quan trọng, chúng giúp nâng đỡ cấu trúc của ong và đây củng là nơi cơ thể ong vận động nhiều nhất vì có chứa hai đôi cánh và sáu chiếc chân đều vận động nhờ các cơ bắp này.
Động mạch chủ (Aorta)
Động mạch chủ ở ong giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể để nuôi sống một con ong trong động mạch chủ có các mạch máu nhỏ, Ong dú JiChi sẻ trình bày chi tiết hơn bên dưới.
Bên trong phần bụng ong có tám cơ quan nội tạng quan trọng như. Thực quản (oesophagus), diều ong, túi nọc độc (Venom sac), ngòi đốt, ruột già (Hindgut), ruột non (midgut), Tim ong (heart), và cơ quan sinh dục
Thực quản – cuống họng (Oesophagus)
Thực quản của ong là một ống dẫn thẳng từ đầu ong qua vùng ngực tới bụng của ong. Ở bụng là đoạn cuối của thực quản nở ra để trở thành một bầu diều hay còn gọi là dạ dày ong, có chức năng dẫn thức ăn và các chất từ bên ngoài vào trong diều của ong.
Diều của ong (Crop)
Ong thuộc vào nhóm côn trùng dinh dưỡng chuyên hóa, có nghĩa là cơ quan tiêu hóa của ong còn là nơi dự trữ tạm thời của mật hoa khi thu tập và vận chuyển nó về tổ.
Bầu diều của ong nằm ở bụng. Mật hoa ăn vào được mang trong túi này, túi này giống như túi dạ dày nên củng có thể gọi là “dạ dày ong”. Có chức năng tiêu hóa và là nơi dự trữ tạm thức ăn, diều ong có thể mở rộng rất nhiều để cho phép một con ong kiếm thức ăn mang đầy mật hoa và phấn hoa trở lại tổ.
Đặc điểm
Mật ong được tạo thành từ những tinh chất mà ong thu thập được từ phấn hoa. Đây là một loại tinh chất thuần khiết không có sự gia giảm bất cứ chất nào, bao gồm nước và lượng đường.
Cụ thể, mật ong có màu hổ phách hoặc nâu đen, trong, hơi dính nhớt, vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng. Vào mùa hè, mật ong thường sáng bóng và trong như dầu. Mùa đông, mật có hiện tượng kết tinh thành các hạt li ti, sánh đặc khi nhiệt độ giảm. Tùy vào từng mùa mà mật cũng có thay đổi một số tính chất vật lý.
Khu vực phân bố
Mật ong được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi, không chỉ dùng để làm gia vị, nó còn được dùng để chữa bệnh, chăm sóc da,… Hiện nay, ong đã được nuôi ở khắp nơi để khai thác mật, sáp ong hoặc sữa ong chúa để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
Trên đây là một số tập tính của loài ong. Mong rằng các bạn đã hiểu hơn phần nào đó về tập tính loài ong và biết thêm được ong có tập tính nào. Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/huong-dan-cach-diet-mot-go-tan-goc/