Mối – loài côn trùng tưởng chừng nhỏ bé và vô hại lại khiến nhiều người mất ăn mất ngủ vì sự công phá của chúng đối với các công trình xây dựng, đồ gỗ, sách quý,…. Nổi bật nhất chắc hẳn là sự tổn hại của di tích lịch sử lăng Tự Đức và Cố đô Huế khi bị lũ mối tấn công. Hãy cùng Thế Giới Côn Trùng tìm hiểu rõ hơn về loài mối để từ đó phòng bị và ngăn chặn lũ mối một cách triệt để nhất nhé.
1. Thông tin về loài mối
Mối (Isoptera) là loài côn trùng nguyên thuỷ đã có mặt trên trái đất từ 200 triệu năm trước đây. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài mối đã được phát hiện. Nguồn thức ăn chính của chúng là chất cellulose có trong gỗ, vì thế mà chúng thường tìm đến các công trình xây dựng, nhà ở để phá hoại cấu trúc cũng như các món đồ gỗ trong nhà. Nhưng loài mối thường xuất hiện trong nhà nhất là mối nhà và mối đất cánh đen.
Mối cũng tương tự như kiến và ong, chúng có tập tính xã hội cao bao gồm: mối chúa, mối thợ và mối lính. Mỗi con sẽ nhận một nhiệm vụ hoạt động khác nhau. Một đàn mối cơ bản gồm hai loại: mối sinh sản và mối vô sinh.
2. Đặc điểm của loài mối
Mối sinh sản (mối chúa, mối vua, mối dự bị, mối cánh):
- Phần đầu: rất phát triển và được bao bọc tương đối vững chắc. Có mắt đơn, mắt kép và râu hình chuỗi hạt. Số lượng đốt râu sẽ thay đổi tuỳ loài. Râu cũng làm luôn nhiệm vụ của khứu giác và vị giác
- Phần ngực: gồm 3 đốt tương ứng với 3 đôi chân. Với mối cánh, đốt ngực giữa và sau mỗi đốt mang thêm một đôi cánh.
- Phần bụng: có 10 đốt, ở đốt bụng thứ 2 đến thứ 8 có một cặp lỗ thở. Đốt 10 là nắp sinh dục của mối. Phần cuối cơ thể mối sẽ có một đôi gai đuôi.
- Mối chúa trưởng thành có phần bụng phát triển to hơn để chuyên đẻ trứng, cơ thể của chúng có thể đạt từ 60 – 70mm
Mối vô sinh (mối thợ, mối lính):
- Đầu của các mối vô sinh kém phát triển hơn, chúng chỉ có mắt kép còn mắt đơn thì bị thoái hóa. Chiều dài cơ thể khoảng 4mm – 10mm
- Mối thợ và mối non: có hình thái giống nhau. Nhưng mối non toàn thân màu trắng sữa, còn mối thợ thì có màu thẫm hơn.
- Mối lính: có phần đầu to hơn, có biến đổi riêng biệt để bảo vệ và canh gác trong tổ mối
3. Vòng đời của loài mối
Vòng đời của mối gồm 3 giai đoạn, bao gồm:
1. Giai đoạn trứng
Mối chúa đẻ trứng ở trong tường, dưới lòng đất,… những nơi chúng cho là an toàn. Lần đầu tiên mối chúa chỉ đẻ được vài chục trứng. Theeo thời gian, khi bộ phận sinh sản hoàn thiện, số lượng trứng cũng sẽ dần tăng lên. Trứng mối rất nhỏ, có màu trắng và có hình bầu dục.
2. Giai đoạn ấu trùng
Từ 30 – 60 ngày, trứng sẽ nở thành ấu trùng.
- Ấu trùng mối có màu trắng đục và có kích thước rất nhỏ. Sau vài lần lột xác, chúng sẽ có kích thước lớn hơn và phát triển đầy đủ hơn.
- Thức ăn chủ yếu của ấu trùng mối là cellulose từ gỗ. Nhưng sẽ có mối thợ hỗ trợ để ấu trùng mối có thể tiêu hóa thức ăn.
Các mối thợ sẽ phân nhỏ thức ăn bằng cách nuốt thức vào ruột, sau đó các enzym trong ruột sẽ “chế biến” thức ăn và xuất ra từ hậu môn để làm thức ăn cho các ấu trùng.
3. Giai đoạn con trưởng thành
- Sau nhiều lần lột xác, các con ấu trùng sẽ tiến tới giai đoạn con trưởng thành.
- Chúng sẽ trở thành: con mối thợ, mối cánh hoặc mối lính.
- Mối trở thành gì đã được quyết định từ khi mối chúa đẻ trứng
4. Tuổi thọ của loài mối
Loài mối có tuổi thọ tương đối cao. Mối chúa có thể sống đến 10 năm trong khi đó, mối thợ và mối lính chỉ khoảng 1 đến 2 năm.
4. Tập tính thói quen của loài mối
Hai loài mối thường gặp nhất:
- Mối nhà (copt-formosanus): Các loài mối trong công trình thường gặp nhất. Tổ của chúng đa số đều nằm dưới nền nhà, trong ruột panen, tổ phụ thường xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà,…
- Mối gỗ khô: thường đục gỗ thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối hình thành từ bằng những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn được gọi là mối “đống cát”..
Mối có tập tính bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn. Vì thế để phòng chống mối, bạn không thể chỉ nhắm vào từng con mối đơn lẻ mà phải có biện pháp xử lý toàn diện cả tổ mối và nhất định phải tiêu diệt đực mối Chúa. Để tìm được tổ mối, người ta thường sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như máy dò đồng vị phóng xạ, hoặc đo điện trở, siêu âm,…
Xem thêm: Cách phân biệt mối đất và mối gỗ
5. Tác hại của loài mối
Mối tấn công các nguyên liệu gỗ quý giá như các tài liệu, sách báo, giấy,…trong thư viện, hay các hiện vật bằng gỗ đang được bảo tồn có giá trị thẩm mỹ cao. Mối còn tấn công vào nội thất và cấu trúc gỗ trong nhà. Khi bạn mở cửa bị kẹt hay cửa sổ khó mở, có thể đã bị mối ăn gỗ tấn công gây ra đấy
Không những thế, mối còn gây ra những thiệt hại lớn đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…. Chúng có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Mối sẽ làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ vô cùng nguy hiểm.
Nếu nhà bạn đang gặp tình trạng bị mối xâm hại, có thể tìm hiểu một số loại thuốc diệt mối hiệu quả tại nhà để diệt trừ tốt nhất.
6. Những điều cần biết về loài mối
1. Môi trường sống của mối
Môi trường sống của mối là trong các thân gỗ. Chúng thường đục tổ trong thân gỗ lấy nguồn thức ăn và xây tổ mối
2. Thị giác của mối lính và mối thợ không tốt
Đa phần mối thợ và mối lính đều mù do chức năng thị giác bị suy giảm. Bởi chúng dành cả cuộc đời để làm việc bên trong tổ mối không có ánh sáng. Đối với những con mối sinh sản, chúng rất cần thị lực để tìm bạn tình và xây dựng tổ mối.
3. Mối ăn phân của nhau
Mối ấu trùng sẽ ăn phân của các con mối thợ. Bởi mối ấu trùng chưa có vi sinh vật phân giải cellulose. Vì thế chúng sẽ ăn phân của mối thợ để cung cấp đủ vi sinh vật cần thiết lấp đầy cho đường ruột.
4. Ruột mối có vi sinh phá vỡ cellulose
Các vi sinh vật trong ruột của mối có nhiệm vụ phá vỡ cellulose, giúp phân giải thức ăn tiêu hóa cho mối. Bởi cellulose trong gỗ có độ bền cao và rất khó tiêu hóa.
Loài mối có mối quan hệ cộng sinh với các vi sinh vật: vi sinh sử dụng ruột mối làm nhà, đổi lại các vi sinh này mối giúp phân giải chất cellulose cho mối.
5. Mối rất sạch sẽ
Loài mối sống trong bùn đất, nhưng chúng rất biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể. Loài mối dành nhiều thời gian để chải chuốt cho nhau. Bởi chúng cần kiểm soát ký sinh trùng và vi khuẩn có thể gây hại đối với cả đàn.
Trên đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết về loài mối. Dựa vào đặc điểm hình thái và thói quen của chúng. Bạn có thể lựa chọn mối số biện pháp có thể diệt mối tại nhà cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể tham khảo 10 cách diệt mối hiệu quả nhất tại nhà.