Những loài côn trùng gây hại cho kho xưởng

Côn trùng là một loại danh từ chung. Có loại côn trùng gây hại nhưng cũng có loại côn trùng rất có ích cho con người. Vậy những loại côn trùng nào gây hại cho công việc làm ăn của con người nhất là kho xưởng, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu côn trùng gây hại cho kho xưởng và từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp xử lý phù hợp nhé.

Đặc điểm của côn trùng

Tổng quan về côn trùng

Là lớp động vật có nhiều loài nhất trong hệ sinh thái. Chúng có môi trường sống đa dạng và phổ biến nhất trong các loài động vật. Chiếm gần 78% tổng số loài đã biết của thế giới động vật rộng lớn. Chúng được xếp vào ngành động vật không xương sống. Với cấu tạo có một bộ xương ngoài làm bằng kitin.

Cơ thể chúng được chia thành 3 phần: đầu, ngực (chứa cánh, chân) và bụng. Côn trùng có chiều dài khoảng từ 1mm đến 18mm. Với kích thước cơ thể nhỏ và sức sống dẻo dai. Chúng có thể sống được ở nhiều nơi, kể cả những nơi có môi trường sống chật hẹp, hạn chế thức ăn. Tất cả mọi chỗ trên Trái Đất này đều có sự trú ngụ của các loại động vật này.

Phần đầu của côn trùng

Là phần phía trước được cấu tạo bởi miệng, mắt và râu. Miệng của chúng khá là đặc biệt và được cấu tạo phù hợp với từng loại côn trùng. Ví dụ như muỗi sẽ có vòi hút để chích máu từ con người, động vật khác. Còn với loài mối chúng có giác quan hai bên miệng kiểu nhai. Đặc biệt và vòm họng rất khỏe, giúp chúng ăn và gặm nhấm gỗ rất tốt.

Về phần mắt

Côn trùng dù có thân hình nhỏ bé, nhưng bù lại được tạo hóa ưu ái ban tặng cho tới 2 loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mắt đơn thì chỉ đơn giản là để phân biệt sáng, tối. Mắt kép có phần đặc biệt hơn rất nhiều, giúp chúng có thị giác tốt nhất trong giới động vật.

Phần ngực của côn trùng

Bao gồm cánh và 3 cặp chân. Đa số côn trùng tiến hóa theo hướng bay lượn. Thế nên chúng thường sẽ có cánh để di chuyển. Cánh là một bộ phận rất quan trọng đối với các loài côn trùng.

Chúng có 2 cặp cánh liên kết với đốt ngực 2 và 3. Có rất nhiều màu sắc, kích thước to nhỏ khác nhau. Cánh giúp chúng có thể di chuyển dễ dàng và xa hơn, tránh được nguy hiểm gây hại.

Các loài Côn trùng Hại Kho Thường gặp

Côn trùng gây hại cho kho xưởng không chỉ gây thiệt hại cho thực phẩm và nguyên liệu thô mà còn làm nhiễm bẩn thành phẩm, do đó không thể sử dụng. Hiểu được hình dáng, thói quen và vòng đời của Côn trùng hại kho có thể giúp bạn xác định biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả nhất cho cơ sở của bạn.

Mọt gạo nhỏ

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài 2-3 mm.
  • Có màu từ nâu đỏ đến nâu đen.

Vòng đời

  • Con cái đẻ 200-500 trứng.
  • Ở nhiệt độ lý tưởng 34°C và 70% Độ ẩm tương đối, giai đoạn nhộng mất 3 ngày.
  • Ở nhiệt độ lý tưởng (34°C và 70% Độ ẩm tương đối), vòng đời kéo dài khoảng 3-4 tuần.

Thói quen

  • Trứng được đẻ trong các khe nứt trên bề mặt gồ ghề của hạt.
  • Ấu trùng sẽ đục vào trong hạt để tiếp tục tăng trưởng.
  • Ấu trùng phát triển nhanh trên hạt nguyên hơn là bột.
  • Con trưởng thành giao phối ngay khi chúng phát triển.
  • Thường gặp trong nhà kho và cửa hàng.

Xem thêm: https://thegioicontrung.net/tai-sao-khong-nen-dap-gian-nhung-dieu-can-biet/

Mọt thuốc bắc/Mọt bánh quy

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài 2-3.5 mm.
  • Màu nâu nhạt và hình oval.
  • Râu có que 3 đốt.

Vòng đời

  • Con cái đẻ 20-100 trứng.
  • Trứng mất 60-210 ngày để phát triển thành con trưởng thành, đẻ 1-4 lứa một năm phụ thuộc vào nhiệt độ.
  • Con trưởng thành sống khoảng 13-65 ngày

Thói quen

  • Con trưởng thành là bọ có cánh năng động, nhất là từ chiều đến tối.
  • Thường gặp xâm nhập vào thực phẩm đã chế biến như sô cô la, bánh kẹo và bánh quy. Ngoài ra còn xuất hiện trong sản phẩm thực phẩm khô như thảo dược khô và gia vị.

Mọt thuốc lá

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài 2-3 mm.
  • Màu nâu nhạt đến nâu đỏ.
  • Râu ngắn bằng một nửa chiều dài cơ thể và có hình răng cưa.

Vòng đời

  • Con cái đẻ đến 30-42 trứng.
  • Trứng mất 30-90 ngày để phát triển, đẻ 3-6 lứa chồng nhau một năm.
  • Con trưởng thành sống 23-28 ngày. Đây cũng là côn trùng gây hại cho kho xưởng đáng để kể đến.

Thói quen

  • Ấu trùng tạo ra một cái kén bằng các mảnh thực phẩm và nguyên liệu thải để phát triển thành nhộng.
  • Con trưởng thành là bọ có cánh năng động, nhất là từ chiều đến tối.
  • Con trưởng thành không ăn trong khi ấu trùng chính là kẻ gây thiệt hại.
  • Ăn thuốc lá, sản phẩm thực phẩm khô dự trữ, gia vị, hạt giống, thóc gạo và nguyên liệu cây trồng khô.

Mọt thóc đỏ

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài 1,5-2,5 mm.
  • Màu nâu đỏ với cơ thể dẹt.

Vòng đời

  • Con cái đẻ đến 200 trứng.
  • Trong các điều kiện nhiệt độ lý tưởng, vòng đời khoảng 23 ngày.

Thói quen

  • Con trưởng thành đi lại với cử động lắc lư đặc trưng.
  • Con trưởng thành có cánh nhưng hiếm khi bay.
  • Ăn ngũ cốc, chà là, trái cây khô và các nguyên liệu khác.

Mọt răng cưa

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài 2,5 – 3 mm.
  • 6 răng cưa ở mỗi bên đốt ngực trước

Vòng đời

  • Con cái đẻ 45-285 trứng.
  • Vòng đời kéo dài 30-50 ngày.

Thói quen

  • Ấu trùng ăn trong sản phẩm khối.
  • Con trưởng thành có cánh nhưng không bay.
  • Thường đi lang thang từ thức ăn vào các khe nứt, lỗ hổng và các không gian trên mái nhà để ẩn náu.

Mọt củi dừa khô/Mọt thịt xông khó Chân đỏ

Hình dáng

  • Con trưởng thành dài khoảng 3,5-7 mm.
  • Màu xanh lá cây sáng đến màu xanh lá cây hơi ngả nước biển có chân đỏ.

Vòng đời

  • Con cái đẻ đến 30 trứng một ngày trong các khe nứt hay lỗ hổng của cá xử lý.
  • Con trưởng thành sống đến 14 tháng.

Thói quen

  • Thường ăn củi dừa khô và các loài côn trùng khác bị thu hút thực phẩm mốc.
  • Xâm nhập các khu vực như nhân cây cọ, hạt có dầu, gia vị, cá khô và các sản phẩm thịt khác.
  • Con trưởng thành là bọ cánh cứng chậm và sẽ cắn người khi bị quấy rầy.

Cách phòng chống và tiêu diệt côn trùng hiệu quả

  • Những côn trùng gây hại cho kho xưởng gây ra khiến chúng ta khá bận tâm. Cảm giác không hề dễ chịu một chút nào khi mà mỗi đêm đang ngủ cứ phải nghe tiếng kẹt kẹt của mối mọt. Hay đang nấu nướng mà cứ nhìn đàn kiến đi qua đi lại một cách ngang nhiên như chốn không người. Hoặc tiếng muỗi vo ve bên tai gây khó chịu cho cả gia đình…
  • Để việc phòng tránh côn trùng đạt được hiệu quả cao. Cần có sự chung tay của cả một cộng đồng mới có thể tiêu diệt triệt để được.

Cải thiện vệ sinh môi trường

  • Trước tiên, chúng ta phải làm sạch môi trường sống xung quanh. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, phát quang ao vườn, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa.
  • Rác thải sinh hoạt hàng ngày phải xử lý theo quy định. Không nên để chất đống tích tụ lâu ngày gây ô nhiễm. Tiêu diệt triệt để những điều kiện thuận lợi cho côn trùng phát triển.

Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/tim-hieu-moi-truong-song-cua-moi-thuc-an-cua-moi-la-gi/

More from author

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

3 × two =

Bài viết liên quan

Bài viết mới nhất

Diệt muỗi Culex tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Culex là Kill Culex mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl ˈkjuːlɛks ˌmɒsˈkiːtəʊz/. Muỗi Culex là một loại muỗi...

Diệt muỗi Aedes tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt muỗi Aedes là Kill Aedes mosquitoes, có phiên âm cách đọc là /kɪl əˈdiːz məˈskiːtoʊz/ Muỗi Aedes có khả năng truyền...

Diệt ruồi trái cây tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt ruồi trái cây là Fruit fly control, có phiên âm cách đọc là /fruːt flaɪ kənˈtroʊl/. Ruồi trái cây có thể...

Bả diệt chuột tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, bả diệt chuột là Mouse killer bait, có phiên âm cách đọc là /maʊs ˈkɪlər beɪt/. "Bả diệt chuột" thường có dạng...

Diệt kiến vàng tiếng Anh là gì? Cách đọc chuẩn nhất

Trong tiếng Anh, diệt kiến vàng là Yellow ant control, có phiên âm cách đọc là /ˈjɛloʊ ænt kənˈtroʊl/. "Diệt kiến vàng" gồm việc sử...

Want to stay up to date with the latest news?

We would love to hear from you! Please fill in your details and we will stay in touch. It's that simple!