Côn trùng là danh từ chung để chỉ các loại như muỗi, sâu bọ, gián, mối,… Và muỗi được xếp trong những loại côn trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng là loại côn trùng mang rất nhiều mầm bệnh đến cho con người. Thậm chí là gây tử vong nếu phát hiện bệnh trể. Vậy sự thật về loài muỗi có đặc điểm như thế nào và còn những thông tin gì về loài muỗi mà chúng ta cần biết nữa. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Khám phá về loài muỗi
Muỗi là động vật gây ra cái chết nhiều nhất trên Trái Đất
Ngoài sự thật về loài muỗi thì chúng ta thường nghĩ cá mập, gấu, chó sói và các động vật nguy hiểm khác mới là nguyên nhân gây ra cái chết nhiều nhất cho con người. Nhưng theo thống kê, trong tổng số những ca con người chết vì động vật, muỗi gây ra 1 hầu hết các trường hơp tử vong hàng năm. Chúng là nguyên nhân gây ra các căn bệnh chết người như sốt rét, sốt xuất xuất huyết, sốt vàng da và viêm não.
Chỉ có muỗi cái mới hút máu
Muỗi đực thường hút mật, phấn hoa, nhựa cây, dịch hoa quả; muỗi cái mới là những kẻ hút máu thực sự. Muỗi cái không hút máu người và động vật để nuôi sống cơ thể của mình mà dùng lượng máu hút được đó để sản xuất ra trứng.
Khi đã hút máu xong, chúng sẽ nghỉ ngơi trong 2-3 ngày để cơ thể sản xuất ra protein, sắt từ máu rồi tạo ra các amino acid và dùng nó để tạo ra trứng.
Loài muỗi bị thu hút bởi một cơ thể đẫm mồ hôi
Khi cơ thể đổ mồ hôi, sẽ sản sinh ra một lượng khí cacbon dioxit nhất định, loại khí này rất thu hút muỗi. Vì vậy nếu bạn thức dậy với cơ thể đầy nốt muỗi đốt , không hẳn vì bạn có loại máu ‘ngọt’ như nhiều người vẫn nghĩ, hãy đảm bảo là mình đã tắm sạch sẽ trước khi đi ngủ.
Để hút hết toàn bộ máu của một người, muỗi cần khoảng 1,2 triệu lần hút máu liên tục.
Loài muỗi sẽ mất khoảng 1,2 triệu lần cắn để có thể rút toàn bộ máu trong cơ thể con người. Vì vậy, cực kì khó để con người chết vì mất máu do muỗi cắn, nhưng con người lại chết vì những bệnh mà chúng lây truyền.
Muỗi cũng trốn mùa đông
Muỗi là những sinh vật máu lạnh, vì vậy chúng dựa vào nhiệt độ bên ngoài để bay ra ngoài. Khi nhiệt độ xuống dưới 50 độ Fahrenheit (khoảng 10 độ C) chúng sẽ tìm một nơi nào đó để ở cho đến khi thời tiết trở nên tốt hơn.
Muỗi chỉ sống được khoảng 2 tháng
Muỗi có tuổi thọ rất ngắn. Muỗi đực chỉ sống được khoảng mười ngày. Muỗi cái có thể sống đến tám tuần và đẻ trứng ba ngày một lần.
Muỗi có mặt trên Trái đất từ 210 triệu năm trước
Muỗi xuất hiện từ kỷ Jura (khoảng 210 triệu năm trước). Chúng đã gây ra nhiều phiền nhiễu trong lịch sử, vì vậy chúng đã xuất hiện trong các tác phẩm văn học, lịch sử, bao gồm cả các tác phẩm của Aristotle vào những năm 300 trước Công nguyên.
Tác hại của muỗi
Sốt xuất huyết
- Muỗi vằn Aedes là loài trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhiều nhất vào 8 -10h. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.
- Triệu chứng: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt cao, nổi phát ban kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, chảy máu răng, dễ bầm tím,… nghiêm trọng hơn là đau bụng, tiêu chảy hay xuất huyết dưới da… Tuy nhiên, nếu phát hiện ra bệnh sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/mot-so-bien-phap-diet-chuot-sinh-hoc-an-toan-nhat/
Sốt rét
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.
Triệu chứng: Khi mới mắc bệnh, biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn, ói mửa và tái phát các triệu chứng mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân và mức độ nhiễm virut sốt rét.
Virus Zika
Sự thật về loài muỗi này thường lây truyền qua vết cắn của những con muỗi mang mầm bệnh, chủ yếu là từ muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti).
Triệu chứng: sốt, phát ban, đau khớp và đỏ mắt. Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài chưa đến một tuần.
Một số cách phòng tránh muỗi
Đuổi muỗi bằng vỏ cam, quýt
Trong vỏ bưởi, cam quýt chứa rất nhiều tinh dầu nên có công dụng diệt muỗi khá hiệu quả. Để xua đuổi muỗi, bạn chỉ cần đem những vỏ bưởi, cam quýt phơi khô, sau đó mang chúng vào góc phòng nơi có nhiều muỗi và đốt. Khói từ vỏ vừa đốt sẽ khiến muỗi cảm thấy khó chịu mà bay đi. Đồng thời hương thơm từ vỏ bưởi, cam quýt còn làm cho phòng bạn có mùi thơm dễ chịu, thoải mái hơn.
Trồng các loại cây đuổi muỗi
Những loại cây như húng quế, hương thảo, bạc hà, tía tô, xả… đều có khả năng đuổi muỗi hiệu quả. Bạn có thể trồng chúng xung quanh nhà, vừa có thể hái để nấu ăn vừa có tác dụng đuổi muỗi.
Trong đó, xả được xem như loài cây đuổi muỗi hiệu quả nhất. Bạn có thể trồng sả ở chậu nhỏ để trước sân hoặc cũng có thể cắm củ sả vào một bình đựng hoặc ly có một ít nước và thường xuyên thay nước cho chúng.
Đuổi muỗi bằng dầu gió
Dầu gió là một trong những sản phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình. Bạn có thể đuổi muỗi bằng 3 cách sau đây:
Cách 1: Nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt, sau đó bật quạt ở chế độ quay đều, mùi hương của dầu gió lúc này sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng và đuổi lũ muỗi đi.
Cách 2: Với làn da trên cơ thể, bạn có thể chống muỗi bằng cách nhỏ vài giọt vào nước tắm ở nhiệt độ nóng khoảng 30 đến 40 độ C. Sau khi tắm xong, cơ thể bạn sẽ phảng phất hương thơm và giúp bạn xua đuổi lũ muỗi khi chúng đến gần mình.
Cách 3: Một cách đơn giản hơn là bạn có thể mở nắp chai dầu gió và đặt nó vào góc phòng, nơi mà lũ muỗi hay tụ tập. Mũi dầu gió sẽ lan tỏa và đuổi lũ muỗi đi.
Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi
Đây được coi như là một phương pháp đuổi muỗi tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Ngoài công dụng đuổi muỗi, mùi hương của tinh dầu còn giúp thư giãn trí não và khôi phục tinh thần. Một số loại tinh dầu bạn có thể tham khảo như: tinh dầu tràm, tinh dầu hoa oải hương, bạc hà, tinh dầu sả.
Sau bài viết này chúng ta đã hiểu hơn sự thật về loài muỗi cũng như các biện pháp phòng tránh muỗi cần thiết. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/nhung-cach-diet-con-trung-trong-nha-ve-sinh-tot-nhat/