Gián là một loại côn trùng gây hại cho sức khỏe con người, chúng là loại côn trùng gián tiếp gây ra các mầm bệnh cho con người. Nhưng nếu chúng ta thấy gián và đập thẳng tay loại côn trùng đó thì sẽ rất nguy hiểm và các mầm bệnh trong gián sẽ thoát ra ngoài. Vậy lí do gì không nên đập gián và cần lưu ý những điều gì. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Nguyên nhân gián xuất hiện trong nhà
Nếu nhà ở xuất hiện gián, bạn cũng không nên quá lo lắng. Đôi khi sự có mặt của gián không kết luận rằng ngôi nhà của bạn bẩn. Ngay cả khi bạn đã dọn dẹp thường xuyên và duy trì nhà cửa gọn gàng, gián vẫn có thể tìm thức ăn và nước uống mà không gặp quá nhiều rắc rối.
Điều này cho phép loài côn trùng này phát triển mạnh trong nhiều môi trường khắc nghiệt. Không nên đập gián. Trước khi tìm cách diệt gián trong nhà ở, dưới đây là nguyên nhân loài côn trùng này xâm nhập vào nhà bạn:
- Thực phẩm thừa rơi vãi, lưu trữ thức ăn không đúng cách. Gián thích đường, thịt, phô mai, thức ăn nhiều dầu mỡ và thậm chí cả thức ăn cho vật nuôi.
- Sự kết hợp của rác thực phẩm và chai nhựa có mùi là nguồn thức ăn hoàn hảo cho gián. Trên thực tế, gián yêu thích mùi hôi của rác thậm chí còn hơn cả những thực phẩm có mùi mạnh.
- Đồ nội thất bằng gỗ và các mặt hàng làm từ gỗ như sách, hộp các tông và giấy: Bên cạnh thực phẩm do con người tạo ra, gián cũng coi các chất hữu cơ khác là nguồn thức ăn. Một ví dụ chính sẽ là gỗ (đặc biệt là nếu nó ẩm hoặc mục nát) cũng như các đồ dùng có nguồn gốc từ gỗ như bìa cứng, giấy và túi giấy.
Tác hại của gián
Các nguy cơ nhiễm bệnh
Gián được biết đến như những “phương tiện” chuyên chở các mầm bệnh và thường sẽ mang các vi khuẩn từ các vùng khác nhau lên thức ăn hoặc các bề mặt dùng để chuẩn bị thức ăn như thớt, bàn làm bếp.
Những vi khuẩn thường có liên hệ với gián bao gồm: E. coli, Salmonella, Shigella… có thể gây ra chứng viêm phổi và nhiều nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán đũa, sán dây…
Gây hư hại môi trường sống
Trong khi phần lớn thời gian, gián Đức ăn các thực phẩm hữu cơ như thức ăn thừa, thịt, đường… chúng cũng có thể ăn các vật dụng trong nhà như sách vở, nội thất…
Chúng cũng có thể mang mầm bệnh lên các đồ vật thường sử dụng trong nhà như bát đĩa, dụng cụ nấu ăn, đồ chơi trẻ em…
Những bệnh có thể bị lây bởi gián
Dị ứng, hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp
Gián gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người vì một số chất gây dị ứng có trong phân, nước bọt và các bộ phận cơ thể. Những thành phần có trong trứng gián là nguyên nhân gây sốc phản vệ hoặc triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.
Ô nhiễm thực phẩm và lây truyền vi khuẩn gây hại
Gián ăn hầu hết những gì chúng tiếp cận, bao gồm: Thực phẩm, thực vật, keo dán, xà phòng, bao bì ni lông, rác, phân… Nguồn thức ăn không vệ sinh khiến gián tiết ra nước bọt có chứa vi khuẩn gây hại như Salmonella, E.coli,…
Tiếp xúc với vi khuẩn này thông qua các thực phẩm gián đã chạm vào sẽ gây ra các bệnh dị ứng, phản ứng đường ruột, ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/nhung-loai-con-trung-gay-hai-cho-kho-xuong/
Tại sao không nên đập gián?
Bạn đã phát tán vi khuẩn nhiều lần
Gián thì chắc ai cũng biết rồi, chúng siêu bẩn. Gián lăn lê ở những ngóc ngách bẩn thỉu nhất của xã hội, nên lượng vi khuẩn trong người chúng rất khủng khiếp.
Khi đập nát gián, bạn đã trực tiếp khiến vi khuẩn trên cơ thể chúng bắn ra ngoài môi trường. Lượng vi khuẩn ấy bao gồm cả kí sinh trùng và các vi sinh vật tương đối nguy hiểm, tất cả sẽ lan truyền trực tiếp vào không khí. Đó là chưa kể đến việc dùng dép đập gián rồi lê la đi khắp nơi, khiến mầm bệnh theo đó mà lây lan.
Vậy nên không nên đập gián, thay vì đập nát gián, bạn hãy tạo thói quen vệ sinh nhà cửa cẩn thận. Ngoài ra khi thấy có gián, hãy cố gắng tìm ra ổ của chúng, sử dụng thuốc xịt côn trùng để xử lý sẽ hiệu quả và an toàn hơn.
Những cách diệt gián trong nhà an toàn và hiệu quả
Dọn dẹp thường xuyên và giữ vệ sinh khu vực chế biến thức ăn
Đây là cách diệt gián trong tủ bếp hiệu quả và đơn giản nhất.Tủ bếp, kệ chén là những địa điểm lý tưởng thu hút loài gián. Không chỉ có lượng thức ăn dư thừa, dầu mỡ và những chất bẩn tồn đọng trên mặt bếp là nguồn thực phẩm giúp gián duy trì sự sống.
Loại trừ nguồn thức ăn của gián là cách diệt gián tận gốc. Lau chùi tủ bếp thường xuyên, rửa chén đĩa bẩn trong ngày và giữ cho nhà bếp sạch sẽ là cách diệt gián trong tủ bếp triệt để nhất.
Bịt kín các vết nứt và lỗ.
Điều này có nghĩa là bên trong tủ đựng thức ăn, giữa mặt bàn và tường và vách tường không nên có các lỗ hổng. Gián có thể xâm nhập vào nhà để tìm kiếm thức ăn thông qua các lỗ hổng từ vách và tủ bếp. Vậy nên cần phải bịt vá các lỗ hổng để tránh sự xâm nhập của gián từ các khu vực kém vệ sinh hơn bên ngoài.
Làm mồi nhử gián tự nhiên
Tự làm các loại mồi nhử gián từ nguyên liệu thiên nhiên được xem là cách diệt gián trong tủ bếp an toàn. Bạn sẽ không còn lo lắng về các vấn đề ngộ độc hoá chất khi sử dụng các bình xịt côn trùng hoá học.
Các loại nguyên liệu giúp diệt gián, xua đuổi gián như: axit boric, hạt tiêu đen, hỗn hợp nước chanh và xà phòng… Rắc các hỗn hợp này dọc theo vết nứt các cạnh tủ hoặc nơi đựng thức ăn.
Những cách diệt gián thông dụng nhất hiện nay
Xịt gián, không nên đập gián, đập chết gián tại chổ, gắn bẫy, mồi gián… là những cách diệt gián trong nhà thường được áp dụng. Tuy nhiên đều tiềm ẩn những nguy cơ cho trẻ nhỏ cũng như vật nuôi.
- Sử dụng các vật dụng để đập gián tại chỗ – Phương pháp đơn giản này được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy không hợp vệ sinh nhưng lại khá nhanh chóng và hiệu quả tức thì. Nhưng thật không may là bạn sẽ không thể tiêu diệt toàn bộ hang ổ và đồng bọn của chúng trong nhà. Nếu bạn đã dùng cách này để giết gián, hãy sử dụng chất tẩy rửa, kháng khuẩn để đảm bảo sạch sẽ và tránh lây lan vi khuẩn từ các bộ phận của gián.
- Các bình xịt côn trùng – Các loại thuốc hoá học diệt gián dạng xịt cũng là một trong những cách diệt gián trong nhà ở nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể tìm các loại bình xịt côn trùng khắp các cửa hàng tiện lợi. Phương pháp này hữu ích nếu bạn phát hiện ra gián và muốn diệt nó ngay tức thì mà không cần tiếp cận chúng.
Nguồn tham khảo cách diệt gián: https://khutrungxanh.com/cach-diet-gian-duoi-gian-nhanh-chong-va-hieu-qua-nhat