Vòng đời của muỗi phát triển trong bao lâu và có đặc điểm ra sao? Chắc hẳn đây là những câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người quan tâm nhất. Bởi muỗi vằn là một loài muỗi gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người. Vì thế mọi người nên tìm hiểu cách sinh sản và phát triển của nó để có thể phòng tránh hiệu quả hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Vòng đời phát triển của muỗi
Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Muỗi trưởng thành có tuổi thọ từ 2 tuần – 1 tháng. Tuổi thọ của chúng còn tùy thuộc vào điều kiện sinh sống có thuận lợi hay không. Thời gian phát triển cho đến khi muỗi trưởng thành kéo dài từ 1 – 3 tuần
1.1 Trứng
Muỗi cái sau khi hút máu sẽ bắt đầu đẻ trứng. Trung bình một lần muỗi để từ 100 – 200 trứng. Một con muỗi cái đẻ được 5 lần. Số lượng trứng đẻ còn tùy thuộc vào lượng máu mà chúng đã hút. Trứng muỗi khi mới đẻ ra sẽ có màu trắng và sau vài phút nó sẽ chuyển sang màu đen bóng. Khi có khí hậu thuận lợi, trứng muỗi chỉ mất 2 ngày để nở ra.
- Nếu thời tiết lạnh hơn thì từ 1 tuần trở lên trứng mới nở.
- Trứng muỗi có thể mất tận 1 năm để nở nếu không tiếp xúc với nước, nhưng một khi tiếp xúc với nước chúng sẽ nở ngay.
- Muỗi sẽ đẻ trứng theo từng đừng chứ không tập chung đẻ một chỗ như các loài côn trùng khác
- Những khu vực muỗi cái thường đẻ trứng như: gốc cây, thùng phi, lọ, chai, trống, chậu, xô, lốp xe, bình hoa, bồn chứa…
1.2 Ấu trùng
Ấu trùng muỗi với tên gọi khác là lăng quăng, bọ gậy. Hầu hết thời gian của chúng đều sống trên bề mặt nước. Ấu trùng sẽ thay da 4 lần, mỗi lần kích thước nó sẽ lớn hơn. Ở lần thay da thứ 4, ấu trùng muỗi sẽ biến thành nhộng.
- Đa số các loại ấu trùng muỗi đều có ống siphon để thở ở đuôi và treo ngược từ mặt nước để thở.
- Riêng loài muỗi Anophen (muỗi truyền bệnh sốt rét), ấu trùng của nó không có vòi thở mà chúng sẽ nằm song song với mặt nước để thở
- Ấu trùng muỗi ăn các chất hữu cơ có trong nước như tảo và các vi sinh vật.
- Chúng thường sống trên bề mặt nước
1.3 Nhộng
Vòng đời của muỗi đa phần đều giống nhau, chỉ khác nhau ở thời gian ở mỗi giai đoạn. Nhộng là giai đoạn thứ ba trong vòng đời của muỗi. Nhộng sẽ bất động và chỉ phản ứng với các kích thích.
- 2 ngày là thời gian để nhộng nở thành muỗi trưởng thành.
- Khi đến thời điểm thích hợp và đã phát triển đủ các bộ phận, muỗi sẽ phá lớp da bảo vệ và nuốt không khí để mở rộng bụng, đầu và cánh.
1.4 Trưởng thành
Vòng đời của muỗi bao nhiêu ngày tùy thuộc vào giới tính của muỗi. Muỗi đực có tuổi thọ ngắn chỉ 9 – 12 ngày. Muỗi cái có thể sống dài hơn từ 20 – 40 ngày,
Sau khi muỗi trưởng thành, muỗi cái sẽ đi tìm bạn tình để giao phối. Sau khi giao phối nó sẽ đi tìm nguồn máu để nuôi trứng. Còn muỗi đực chỉ đi hút nhựa cây và thụ phấn cho cây để sống.
Ở Việt Nam có 3 loại muỗi truyền bệnh phổ biến cho con người: muỗi Culex truyền virut gây bệnh viêm não Nhật bản B và bệnh giun chỉ, muỗi Anophen thì truyền bệnh sốt rét, muỗi vằn Aedes truyền virut sốt xuất huyết và virut Zika.
Đặc điểm của muỗi vằn
Mưỡi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti, bởi vì chúng vằn đen trắng quanh các chi nên được gọi muỗi vằn. Những nơi bạn thường thấy chúng: trong nhà, gần người, những nơi ẩm ướt như bình hoa, chậu cây, những nơi nước đọng…
- Chỉ muỗi cái mới hút máu người vì chúng cần protein để đẻ trứng.
- Muỗi cái thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối.
- Vòng đời của muỗi vằn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và điều kiện tự nhiên.
- Trong suốt vòng đời của mình, muỗi vằn không di chuyển quá 200m.
Các biện pháp phòng chống muỗi vằn hiệu quả
Sau khi tìm hiểu vòng đời của muỗi là bao nhiêu ngày và những căn bệnh nguy hiểm mà muỗi có thể truyền cho con người, bạn hãy bắt tay vào việc phòng tránh ngay để giảm nguy cơ mang bệnh.
1. Cải tạo môi trường tốt
Để ngăn chặn muỗi, chúng ta cần loại bỏ những nơi muỗi có thể đẻ trứng cũng như những nơi sống cho ấu trùng. Một số biện pháp mà bạn nên thực hiện:
- Lấp đầy các ổ nước bằng đất, đá hoặc rút cạn nước trong các ổ nước.
- Phát quang cây cối, bụi rậm vừa để giảm đi các nơi có thể sinh sản của muỗi
- Thu dọn và phá hủy các dụng cụ có thể gây đọng nước như: lốp xe, các hộp kim loại, hộp nhựa,..
2. Dùng các nguyên vật liệu tự nhiên
- Trồng các chậu cây đuổi muỗi như tỏi, sả…
- Xông vỏ bưởi, cam khô có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả
- Sử dụng các loại tinh dầu thơm giúp đuổi muỗi rất tốt dễ dàng hơn.
3. Các biện pháp sinh học
- Cách này là sử dụng những kẻ thù tự nhiên của muỗi để loại trừ chúng.
- Thằn lằn, thạch sùng ăn muỗi trong nhà.
- Dơi cũng có khả năng bắt muỗi.
- Nuôi cá để tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy.
- Chuồn chuồn bắt muỗi trong không trung và có ấu trùng ăn bọ gậy trong nước.
Có thể bạn quan tâm: Cách đuổi muỗi tự nhiên tại nhà hiệu quả
Trên đây là những thông tin về vòng đời của muỗi cũng như một số biện pháp xua đuổi và ngăn chặn muỗi hiệu quả. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết được lũ muỗi và ngăn chặn muỗi vào nhà hiệu quả.
Nguồn tham khảo về cách diệt muỗi: https://khutrungxanh.com/cach-diet-muoi-tu-nhien-tai-nha-don-gian-va-cuc-ky-hieu-qua