Bọ chét là gì? Đây loài côn trùng sống kí sinh lên các loại động vật. Thức ăn của chúng là hút máu động vật. Chúng là loại công trùng nhỏ nhanh nhẹn. Nhưng liệu bạn đã biết được những thông tin gì về loài côn trùng này? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin mà bạn cần biết về bọ chét cũng như một số cách phòng chống chúng trong nhà. Cùng tìm hiểu trong bài viết “Bọ chét là gì? Cách phòng chống bọ chét hiệu quả” dưới đây nhé.
Bọ chét là loài côn trùng gì?
Bọ chét (bù chét) là loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (Aphaniptera hay Suctoria). Bọ chét là một loài côn trùng ký sinh trùng sống trên da các loài động vật có vú và chim để hút máu. Theo thống kê hiện tại, có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau đang tồn tại. Chúng có mặt ở hầu hết các châu lục, thậm chí ở cả Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch cho con người bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác.
Bọ chét có kích thước từ 1.5-1.6 mm nhưng cực kỳ khỏe. Chúng có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Hơn nữa, chúng có thể nhảy cao 18 cm và xa 33 cm (gấp 200 lần chiều dài thân của chúng) khiến chúng là một trong những loài côn trùng nhảy cao và xa nhất trong lớp côn trùng.
Vòng đời của bọ chét
Vòng đời của bọ chét trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Bọ chét cái sẽ đẻ trứng trên cơ thể vật chủ hoặc những chỗ hay ở của vật chủ như: đống rác, mùn đất, kẽ nứt sàn nhà, khe hở của thảm nhà, hang động vật, tổ chim,…
Bọ chét cái có thể chỉ giao phối một lần và đẻ 50 trứng/ngày và đẻ khoảng trên 800 trứng trong suốt cuộc đời. Trứng bọ chét có màu bóng sáng, trắng đục có hình bầu dục hoặc hình tròn.
Trứng bọ chét nở từ 2 -3 tuần. Bọ chét trưởng thành sẽ phát triển đầy đủ trong vòng từ 1 – 2 tuần nhưng chỉ nở ra khỏi kén. Tuổi thọ của bọ chét khoảng 20 – 35 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường. Trong những ngôi nhà bỏ hoang, bọt chét có thể sống trong kén lên đến 1 năm.
Những loài bọ chét thường gặp
1. Bọ chét chuột
Bọ chét chuột (Xenopsylla cheopis) ký sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột. Chúng là tác nhân gây ra bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu của động vật mắt dịch hạch và truyền sang cho người sau khi hút máu người. Bọ chét chuột khác với các loài bọ chét khác bởi chúng không có hàng răng lược ở hàm và ở ngực.
2. Bọ chét mèo
Bọ chét mèo phân bố rộng rãi và có số lượng đông đảo nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Vật chủ của chúng đa số là các loài mèo nhà, nhưng cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó hiện nay. Bọ chét mèo cũng lây truyền các loài ký sinh khác và lây nhiễm bệnh cho chó, mèo cũng như con người.
Các vi khuẩn và bệnh lây nhiễm từ bọ chét mèo có thể kể đến như: Bartonella, Borrelia burgdorferi, sốt phát ban chuột và apedermatitis.
3. Bọ chét chó
Bọ chét chó (Ctenocephalides canis) ký sinh chủ yếu ở chó các nước ôn đới, khá hiếm gặp ở Việt Nam.
4. Bọ chét người:
Bọ chét người (Pulex irrtans) không thường xuyên lưu lại trên người sau khi chích đốt máu. Chúng thường sống trong chuồng gia súc và gia cầm, ẩn nấp ở các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, màn, chăn, giường, chiếu…
5. Bọ chét chuột miền Bắc
Bọ chét chuột miền Bắc (Nosospsyllus fasciatus) chủ yếu ký sinh trên chuột ở vùng ôn đới, hiện chưa được tìm thấy ở Việt Nam.
Những căn bệnh nguy hiểm do bọ chét gây ra
Con người thường bị bọ chét mèo đốt nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó và bọ chét người. Bọ chét đốt gây ngứa đôi khi dẫn đến dị ứng và viêm da. Bọ chét là tác nhân gây ra những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch sốt phát ban chuột vào năm 1374.
Bọ chét còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng:
- Viêm da dị ứng: bị ngứa dữ dội, kích ứng, trầy xước, tổn thương da và nhiễm trùng da nghiêm trọng.
- Nhiễm sán dây: Khi thú cưng ăn phải bọ chét bị nhiễm bệnh sán dây, thú cưng cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
- Thiếu máu: có thể bị mất máu dẫn đến thiếu máu. Nếu không chữa trị sớm có thể chết hoặc bị các biến chứng do thiếu máu.
Hướng dẫn cách phòng tránh bọ chét tại nhà
1. Tắm cho thú nuôi thường xuyên
Việc tắm cho thú nuôi là cách diệt bọ chét cực kỳ hiệu quả. Có thể có rất nhiều loài bọ chét ở nhiều giai đoạn khác nhau từ một vật chủ khác luôn chực chờ nhảy vào thú nuôi của bạn, vì vậy bạn cần đảm bảo thực hiện phương pháp này với các biện pháp ngăn ngừa khác như hút bụi, bột borat và vỏ bào cây tuyết tùng.
Chuẩn bị tắm chó bằng cách thoa xà phòng trị bọ chét gần tai, mắt, mũi, miệng, và mông chó. Khi bọ chét cảm thấy có nước, ngay lập tức chúng sẽ tìm những nơi an toàn để ẩn nấp như quanh cổ, trên đầu, và gần mông. Xoa xà phòng trước khi bạn giội nước lên mình chó.
Chuẩn bị tắm chó bằng cách thoa xà phòng trị bọ chét gần tai, mắt, mũi, miệng, và mộng chó. Khi bọ chét cảm thấy có nước, ngay lập tức chúng sẽ tìm những nơi an toàn để ẩn nấp như quanh cổ, trên đầu, và gần mông. Xoa xà phòng trước khi bạn giội nước lên mình chó.
Sau khi thoa xà phòng lên những chỗ dễ tổn thương trên mình chó, bạn hãy giội nước và xoa bọt toàn thân chó. Để xà phòng trên mình chó ít nhất 10 phút, để càng lâu càng tốt. Chải sạch xác bọ chét khi chó đã khô lông.
2. Hút bụi, hút bụi, hút bụi
Hút bụi bất kỳ nơi nào có bọ chét, kể cả những nơi thú nuôi thường lui tới. Hầu hết bọ chét sẽ không thể sống sót sau cơn lốc xoáy khổng lồ của máy hút bụi!
- Chúng ta thường để máy hút ở chế độ mạnh, lực hút cực lớn, tuy nhiên mức độ trung bình sẽ có tác dụng hoàn hảo.
- Bỏ băng phiến lên thảm và hút vào máy (hoặc vào máy hút bụi). Cách này sẽ diệt toàn bộ bọ chét mà bạn đã hút vào trong máy!
- Luôn luôn vứt túi rác trong máy sau khi hút bụi. Điều này sẽ ngăn bọ chét quay lại.
3. Rắc muối lên mặt thảm
Muối là chất làm khô, nghĩa là nó hút ẩm và làm khô đồ vật. Khi tinh thể muối dính vào bọ chét, nó sẽ chà xát và làm trầy xước bọ chét, khiến chúng chảy máu đến chết khi di chuyển.
- Dùng muối thật mịn, càng mịn càng tốt; muối cần phải thật nhỏ mới bám được vào bọ chét.
- Sau 7-10 ngày, hút bụi thật kỹ nơi được rắc muối, đảm bảo hút hết muối và xác bọ chét ra khỏi thảm. Lặp lại cách này thêm 1 hoặc 2 lần.
- Khi đã hút bụi xong, vứt túi hút bụi cũ và thay túi mới.
Xem thêm: Bọ chét sợ mùi gì nhất?
4. Bột thực vật
Dùng bột thực vật trộn với hàn the hoặc a-xít boric. Cách dễ dàng nhất để diệt bọ chét là xử lý khi chúng ở giai đoạn dễ tổn thương nhất—giai đoạn trứng và ấu trùng trong quá trình phát triển.
- Bọ chét trưởng thành chỉ sống được một tuần nếu không hút máu từ vật chủ, trong khi ấu trùng bọ chét có thể sống trong nhiều tháng, vì vậy điều quan trọng là tấn công ấu trùng trước. Hỗn hợp này sẽ giúp bạn ngăn bọ chét sinh sôi.
- Bột thực vật có lẽ là thuốc diệt côn trùng thiên nhiên lâu đời nhất. Borat là khoáng chất được sử dụng rộng rãi như một chất bảo quản gỗ, nước tẩy rửa và thuốc diệt côn trùng, có tác dụng gây ngộ độc tiêu hóa cho bọ chét
- Rắc lên thảm, đồ đạc, giường, ổ nằm của chó hoặc mèo. Cách tốt nhất để thực hiện việc này là khi bạn sắp rời khỏi nhà trong thời gian khá lâu, khoảng 24 tiếng. Để hỗn hợp trong 1 ngày. Khi trở về nhà, bạn cần hút bụi thảm, đồ đạc, giặt tấm trải giường và ổ nằm của thú cưng.
5. Sử dụng nước rửa chén
Cho nước và nước rửa chén vào một chiếc chén nông. Hỗn hợp nước và nước rửa chén sẽ như một hồ bơi đầy chất độc cho bọ chét. Chúng sẽ chết khi rơi vào hỗn hợp.
Cho hỗn hợp nước và nước rửa chén vào một chiếc chén nông, đủ thấp để bọ chét vô tình nhảy vào. Một chiếc đĩa cũ rất hiệu quả trong việc này.
Đặt hỗn hợp bên cạnh một chiếc đèn treo thấp, tốt hơn là dùng đèn ngủ. Bọ chét bị thu hút bởi ánh sáng. Nhiều con sẽ rơi vào hỗn hợp khi cố nhảy đến ánh đèn và sẽ chết trong đó.
Trên đây là tất cả những thông tin về bọ chét cũng như một số cách phòng chống bọ chét. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết được lũ bọ chét trong nhà hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: