Virus dengue là virus lây bệnh gián tiếp qua người. Chúng không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Chúng truyền sang người chủ yếu qua vết đốt của muỗi cái Aedes aegypti. Như vậy loại muỗi sốt xuất huyết đốt lúc nào? Theo nghiên cứu, chúng thường đốt người mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng.
1. Muỗi Aedes gây bệnh
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gồm hai loài của chi Aedes, đó là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Trong đó Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu.
Muỗi Aedes aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn do có vằn trắng trên cơ thể, sống trong nhà, gần khu vực có nhiều người. Ở những nơi đó chúng tránh được gió, mưa và phần lớn các loài ăn thịt khác, giúp chúng sống lâu hơn. Do đó, khả năng chúng sẽ sống đủ lâu để nhiễm virus từ một người bệnh nào đó và ủ bệnh, truyền bệnh cho người khác cũng tăng lên.Muỗi thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, chỗ tối trong nhà. Một số nơi trú ngụ, đậu lại ưa thích của chúng là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm treo cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, tủ, hốc, gậm giường, sau rèm. Chúng ít khi đậu trên tường.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước trong nhà và khu vực quanh nhà có nước đọng như (chai lọ, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng,…). Trứng nở khi tiếp xúc với nước. Trứng muỗi có thể chịu được điều kiện rất khô và sống trong suốt nhiều tháng. Trong suốt vòng đời, muỗi cái đẻ tới 5 lần, mỗi lần hàng chục trứng.
2. Muỗi Aedes hoạt động vào thời gian nào?
Muỗi Aedes aegypti là loài hoạt động hút máu vào ban ngày. Thời gian cao điểm đốt người của nó là vào lúc sáng sớm lúc mặt trời mọc và chiều tối trước hoàng hôn, đặc biệt là vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng vẫn hoạt động hút máu suốt cả ngày, thậm chí vào ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).
Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 – 5 ngày. Aedes aegypti hiện đã tiến hóa thành loài hút máu ngắt quãng, đặc biệt thích đốt nhiều người trong thời gian hút máu. Điều này khiến Aedes aegypti trở nên có khả năng gây dịch cao.
Chính vì vậy, để phòng tránh bị muỗi cắn, mọi người không nên ở những nơi tối, cây cối rậm rạp trong khoảng thời gian này, cũng như không nên để trẻ chơi đùa ở đây. Trong một số trường hợp bắt buộc, ví dụ như do công việc, người ở những nơi ẩm thấp, ánh sáng kém trong khoảng thời gian này cần mặc áo dài tay, sử dụng kem thoa,… để hạn chế nguy cơ bị muỗi cắn.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/phun-thuoc-muoi-co-hai-khong/
3. Muỗi gây sốt xuất huyết như thế nào ?
Người bị nhiễm là người mang bệnh từ nước này sang nước khác hoặc từ vùng này sang vùng khác trong thời gian virus lưu hành và nhân lên trong máu của họ. virus Dengue không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi bị nhiễm virus và sốt có thể là nguồn truyền virus cho những con muỗi khác.
Sau khi muỗi cái Aedes aegypti hút máu bệnh nhân nhiễm virus Dengue, nó sẽ bị nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10 – 12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm virus và có thể truyền virus Dengue cho những người người khỏe mạnh khác khi muỗi đốt.
Mặt khác, muỗi Aedes còn có thể truyền virus trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch.
Khả năng truyền virus sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm virus huyết. Nhiễm virus huyết có thể có 6 – 18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 – 7 ngày.
Do vậy, đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, ngay khi phát hiện ra bệnh thì nên được nằm trong màn hoặc mùng, để tránh trở thành nguồn lây bệnh cho những người xung quanh
Với bài viết trên chúng ta đã có thêm kiến thức về loại muỗi đốt gây sốt xuất huyết này, cũng như biết được muỗi đốt xuất huyết lúc nào. chúc các bạn phòng chống muỗi hiệu quả.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/huong-dan-cach-phun-thuoc-muoi-an-toan-tai-nha/