Muỗi là một loại côn trùng gây hại cho sức khỏe của con người rất lớn. Chúng gây ra rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho chúng ta. Chúng có thể tấn công chúng ta mọi lúc mọi nơi. Nhất là con trẻ vì chúng chưa biết phòng vệ cho bản thân. Vậy khi bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì cho hiệu quả. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Tác hại của muỗi
Tác hại của muỗi có thể kể đến đó chính là tác nhân lây truyền các loại bệnh nguy hiểm như vàng da, sốt rét,… Đây là những bệnh nguy hiểm dẫn đầu về số ca tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 5,3 triệu người chết vì sốt rét.
Không chỉ vậy hầu hết các loài muỗi đều mang trong mình ký sinh trùng giun chỉ, loài này có thể gây nên biến dạng trên cơ thể như sưng phù (bệnh chân voi). Và đừng quên muỗi còn là tác nhân lan truyền bệnh viêm não (do các Arbovirus).
Khi muỗi hút máu, chúng bơm nước bọt có chứa chất chống đông máu vào, nếu muỗi có chứa virut, thì virut này sẽ theo nước bọt đi vào cơ thể. Hàng loạt các bệnh viêm não có thể gặp khi bị muỗi chích như:
- Viêm não ngựa miền Đông: Bệnh này chủ yếu xảy ra ở ngựa, hiếm gặp ở người. Tuy nhiên, bệnh này khá nguy hiểm và gây tử vong cao, bệnh thường xảy ra 10 ngày sau khi bị muỗi cắn.
- Viêm não ngựa miền Tây: Tương tự như viêm não ngựa miền Đông, bệnh này cũng chủ yếu xảy ra ở ngựa, ít gặp ở người nhưng nhẹ hơn viêm não ngựa miền Đông, tuy nhiên trẻ nhỏ mắc bệnh sẽ có biểu hiện nặng hơn.
- Viêm não St. Louis: Bệnh này lây truyền từ chim sang muỗi, nhóm người già có tỷ lệ mắc bệnh nặng hơn và tỷ lệ tử vong khoảng 2%-20%.
- Viêm não La Crosse: Được phát hiện đầu tiên vào năm 1963 thường gặp ở trẻ em.
- Viêm não Tây sông Nile: diễn ra ở châu Phi, Trung Đông, một phần châu Âu, Nga, Ấn Độ và Indonesia. Bệnh lây từ chim sang muỗi, thường có biểu hiện nhẹ, nhưng nếu bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch bệnh có thể trở nên trầm trọng.
Vòng đời phát triển của muỗi
Muỗi sống được bao lâu
Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của muỗi dao động khoảng 20 ngày. Tuổi thọ có thể cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, điều kiện môi trường sống và đặc điểm từng loài muỗi.
Tuổi thọ của muỗi theo giới tính
Ở điều kiện môi trường bình thường, muỗi cái có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Và trong vòng đời của muỗi cái, chúng sinh sản khoảng 6 – 8 lần.
Ở điều kiện môi trường nhiệt độ bình thường vòng đời của muỗi đực ngắn hơn so với muỗi cái. Chúng hút nhựa cây để sống và sau khi giao phối vòng đời của muỗi sẽ kết thúc trong khoảng 10 – 15 ngày.
Tuổi thọ của muỗi còn tùy thuộc theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ loài muỗi Culex tarsalis có tuổi thọ khoảng 14 ngày ở nhiệt độ khoảng 21oC, tuy nhiên loài này ở nhiệt độ 27oC có tuổi thọ chỉ khoảng 10.
Ngoài ra, một số loài muỗi khác nhau cũng có tuổi thọ hoàn toàn khác nhau. Muỗi Culex, Muỗi Aedes, Muỗi Anophen… mỗi loài đều có tuổi thọ khác nhau. Loài muỗi có tuổi thọ ngắn nhất chỉ 4 ngày, muỗi nhà có tuổi thọ 15 ngày, muỗi gây bệnh có tuổi thọ đến 30 ngày và loài có khả năng di chuyển đường dài tuổi thọ lên đến 50 ngày.
Trẻ bị muỗi đốt nên làm gì
Nếu không may bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì cho mau khỏi nhưng vẫn an toàn cho bé. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây nhé:
Dấm táo
Khi bé bị muỗi đốt sưng to, mẹ hãy thử nhúng bông vào một ít dấm táo và chấm lên vết thương của bé. Nếu bé có quá nhiều vết đốt thì mẹ đổ khoảng 2 đến 3 cups dấm táo vào bồn nước nóng và để bé ngâm mình thư giãn trong đó, các vết muỗi cắn sẽ dịu lại và không còn sưng tấy hay ửng đỏ như ban đầu.
Lô hội
Mẹ có thể cắt đôi miếng lô hội và dùng phần gel bên trong xoa lên da bé để làm dịu hoặc ép lấy nước và thấm bằng bông. Cả hai cách này đều có hiệu quả trong việc trị các vết muỗi đốt cho bé.
Hành tây
Khi bé bị muỗi đốt sưng to, những gì mẹ cần làm là đặt một lát hành tây vào phần da bị muỗi đốt của bé một vài phút cho đến khi hết ngứa, sau đó mẹ rửa lại với nước sạch.
Mật ong
Cách này cực kỳ đơn giản, mẹ chỉ cần lấy một lượng nhỏ mật ong và thoa trực tiếp lên vết muỗi đốt. Mẹ nên sử dụng mật ong nguyên chất để chúng thực sự có tác dụng và an toàn trên da của bé.
Chanh
Khi bé bị muỗi đốt sưng to, mẹ dùng một lượng nhỏ nước cốt chanh và chấm chúng trực tiếp lên vết muỗi đốt của bé sẽ làm dịu ngay vết thương.
Có thể bạn quan tâm: https://thegioicontrung.net/tim-hieu-bo-chet-co-ky-sinh-tren-nguoi-khong/
Muối
Mẹ nghiền mịn muối và trộn chúng với một lượng nhỏ nước cho đến khi dung dịch sền sệt. Sau đó thoa dung dịch này trực tiếp lên vùng da bị muỗi đốt của bé.
Tỏi
Mẹ chỉ cần cọ xát một miếng tỏi tươi lên vết muỗi đốt. Có thể ban đầu bé sẽ cảm thấy hơi xót một chút nhưng ngay lập tức sẽ cảm thấy vùng da bị muỗi đốt dịu ngay sau đó.
Lá húng quế, lá tía tô
Lấy lá húng quế hoặc lá tía tô vò nát sau đó chà xát lên vùng da bị muỗi đốt của bé, sau vài phút rửa lại với nước sạch. Chất eugenol trong lá húng quế có thể làm giảm ngứa ở da, khiến vùng da bị muỗi đốt của bé bớt sưng đỏ hơn. Đây được xem là cách giải đáp thắc mắc ” bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì “.
Baking soda
Dùng một ít baking soda pha với nước rồi bôi lên vết muỗi đốt, bé nhà bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu và ngứa ngáy.
Đá lạnh
Cách đơn giản nhất mà nguyên liệu lại có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kì gia đình nào, mẹ lấy một viên đá lạnh thoa lên vết đốt cho bé. Thoa đều đá lạnh trong một thời gian ngắn sẽ giảm thiểu ngứa và sưng ở chỗ muỗi đốt.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp được các bậc cha mẹ biết thêm khi bé bị muỗi đốt sưng to bôi gì cho hiệu quả rồi đúng không. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: https://thegioicontrung.net/huong-dan-meo-chua-con-trung-chui-vao-tai/