Home Mối Mối chúa: Thông tin – Công dụng – Cách bắt mối chúa

Mối chúa: Thông tin – Công dụng – Cách bắt mối chúa

Mối chúa: Thông tin – Công dụng – Cách bắt mối chúa

Mối chúa là gì mà nhiều “đại gia” săn đón đến thế? Dù biết rằng mối là một trong những loài côn trùng có sức phá hoại mạnh mẽ và ai ai cũng muốn tiêu diệt mối khi chúng xuất hiện trong nhà. Nhưng bên cạnh việc phá hoại, riêng mối chúa lại có công hiệu chữa bệnh tuyệt vời. Những thông tin về loài mối chúa sẽ được Thế Giới Côn Trùng tổng hợp đầy đủ trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé.

Thông tin về mối chúa

Mối có rất nhiều loại như: mối thợ, mối vua, mối chúa, mối lính, mối nâu, màu vàng,….Trong đó mối chúa có kích thước rất to và chúng có thể đẻ khoảng 15 triệu trứng trong suốt cuộc đời. Mối chúa là loài côn trùng quý hiếm bởi vì chúng ẩn nấp ở nơi sâu nhất trong tổ dưới đất nên rất khó tìm thấy. Chúng có với thân hình trắng, căng mọng, to tròn, thân to, đầu khá nhỏ.

1. Vòng đời của mối chúa

Mối chúa có vòng đời dài và là con mối sống lâu nhất trong tổ mối. Mối chúa có thể sống 25 – 50 năm, và sinh sản mạnh mẽ sau 10 năm. Khi chúng chết đi, một con mối chúa mới sẽ lãnh trọng trách phát triển tổ mối.

2. Kích thước của mối chúa

Mối chúa có kích thước lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ loại mối nào trong tổ. Có khi gấp 100 lần so với mối thợ đồng loại. Chính vì kích thước khá lớn nên chúng không thể di chuyển hay tự mình ăn uống mà phải nhờ sự chăm sốc của các mối thợ. Mối chúa khi trưởng thành sẽ có kích thước dài tầm 12 cm và sẽ tiếp tục lớn theo thời gian. Tốc độ đẻ trung bình của mối chúa là 35 trứng/phút. 

3. Mối chúa ăn gì?

Mối chúa được cho ăn bởi bày mối thợ. Mối thợ sẽ nahi và biến gỗ thành Cellulose mang về cho mối chúa. Mối thợ đảm nhận nhiệm vụ mang thức ăn về cho nữ hoàng và mối chúa chỉ việc đẻ trứng.

4. Điều gì sẽ xảy ra khi mối chúa chết hoặc bị bắt mất?

Mối chúa sẽ chết vào một thời điểm nào đó nhưng rước khi chết, mối chúa có thể tạo ra một mối chúa khác để đảm nhận vị trí của mình. Nếu mối chúa bị bắt đi và không có mối chúa thay thế. Tổ mối vẫn làm việc của mình nhưng việc sản xuất trứng bị dừng lại sẽ khiến tổ mối bị tan rã không lâu sau đó.

Vòng đời của mối chúa
Mối chúa có thể sống lên đến 50 năm trong điều kiện lý tưởng

Mối chúa sinh ra từ đâu?

Tổ được thành lập khi một mối cánh tiến hành tìm kiếm bạn đời và giao phối. Sau khi giao phối, cặp mối cách sẽ tìm chỗ đậu và rụng cánh. Các con mối cánh này sẽ trở thành mối vua và mối chúa trong tổ. Nói đơn giản, mối chúa được phát triển từ mối cánh.

Toàn bộ tổ mối sẽ được xây dựng xung quanh mối chúa. Mối vua cũng sẽ sống bên cạnh mối chúa. Vị trí của mối chúa nằm ẩn sâu bên trong trung tâm của tổ mối, đó là lý do rất khó để bắt được mối chúa. Trừ khi bạn có thể xác định được vị trí của toàn bộ tổ mối. Nhưng mối chúa khi bị bắt ra khỏi tổ sẽ chết ngay chỉ sau vài phút.

Sinh sản của mối cánh

Mối chúa duy trì khả năng đẻ trứng tốt nhất khi tuổi đời khoảng 7-10 năm. Đó là khi tổ mối đã phát triển với số lượng tổ mối tăng lên nhanh chóng. Số lượng trứng được mối chúa sinh ra sẽ thay đổi tùy theo loài và tuổi của mối chúa. Tại các vùng nhiệt đới, mối chúa sẽ đẻ trứng liên tục quanh năm, đôi khi mới xuất hiện dao động theo mùa. Tại những vùng có khí hậu ôn hòa hơn, mối chúa thường hoãn việc đẻ trứng của mình trong những tháng lạnh.

Mặc dù cách mối sinh sản và tìm bạn đời có phần tương đồng với kiến cánh, nhưng cả mối đực và cái đều sống sót sau khi giao phối và tìm một nơi thích hợp để lập tổ. Trong khi kiến cánh đực sẽ chết ngay sau khi giao phối.

Mối chúa đẻ được bao nhiêu trứng:

Mối chúa đẻ rất nhiều trứng trong suốt cuộc đời của mình. Mối chúa thậm chí có thể đẻ tới 30.000 quả trứng chỉ trong một ngày. Bởi mối chúa có thể sống rất lâu nên có thể sản xuất khoảng 165 triệu trứng trong cuộc đời.

Mối chúa sinh ra từ đâu
Mối chúa hình thành và phát triển từ mối cánh sau khi giao phối

Công dụng của mối chúa

Công dụng tiêu biểu của mối chúa khi bạn ăn trực tiếp là một “thảo dược” bổ thận, giúp tăng cường sinh lực cho nam giới, tráng dương. Cho nên, mối chúa luôn được mệnh danh là “sung thần dược” giúp cải thiện tốt sinh lý trong các vấn đề chăn gối vợ chồng.

Dân gian trương truyền về bí quyết mối chúa ngâm rượu hiệu quả. Đầu tiên người ta bắt mối thì cho ngay vào một bình thủy tinh hoặc sứ đã đựng sẵn rượu ngâm với rượu nhẹ 35 – 40 độ sẽ phát huy công dụng của mối chúa tốt nhất, hiệu quả nhất.

Tiếp tục, tiến hành ngâm khoảng thời gian 50 ngày trở lên là có thể sử dụng được với hiệu quả cao. Bạn có thể ngâm mối với một số thảo dược như: tam thất, nhân sâm, con bổ củi, con tắc kè, đông trùng hạ thảo, đảng sâm,… Ngắt đầu mối chúa bỏ đi trước khi ngâm rượu mới phát huy tối đa công dụng của mối chúa.

Xem thêm: 5 công dụng của mối chúa bạn đã biết?

Công dụng của mối chúa
Mối chúa có công dụng tráng dương bổ thận nên được rất nhiều người săn đón

Hướng dẫn cách bắt mối chúa

Việc săn bắt mối chúa cần phải có kinh nghiệm nhất định. Có hai cách bắt mối chúa là sử dụng mẹo dân gian và dùng phưng pháp hiện đại, cụ thể như sau:

1. Dùng mẹo dân gian

  • Xác định những vùng đất có nhiều tổ mới.
  • Lưu tâm đến những vùng đất ẩm, có ụ đùn lên cao (đây chính là ổ của tổ mối)
  • Mối chúa thường ở nơi sâu nhất trong ổ vì thế cần phải có vật cứng, nhọn sâu để có thể đào xuống đáy để bắt mối chúa.
  • Cách bắt mối chúa này chủ yếu được áp dụng để săn bắt mối làm thức ăn

2. Phương pháp hiện đại

Để tìm được tổ các loài trên, người ta sẽ sử dụng các dụng cụ phức tạp như máy dò đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở,… Cách này thường được áp dụng khi muốn tiêu diệt triệt để ổ mối. Đây là cách diệt mối mà nhiều côn ty diệt côn trùng áp dụng hiện nay.

Xem thêm: Môi trường sống của mối là gì?

Trên đây là những thông tin quan trọng về mối chúa mà bạn cần biết. Về thông tin, công dụng, cách bắt mối chúa ngoài tự nhiên. Nhưng bạn lưu ý rằng mối chúa sẽ chết ngay sau khi bắt khỏi tổ, vì thế bạn cần nhanh chóng xử lý nếu không chúng sẽ không còn tác dụng.