Bạn muốn tìm một cách bẫy chuột cống hiệu quả mà không cần tốn nhiều chi phí? Bởi chuột cống thường sống ở những nơi rất bẩn, là nguyên nhân gây ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Như vậy làm sao để phòng tránh cũng như bẫy được chuột để chúng không xuất hiện. Chúng ta sẽ cùng tham khảo cách bẫy chuột cống nhé!!
Cách bẫy chuột cống trong nhà không cần bả đang là phương pháp được nhiều gia đình sử dụng. Vì đây là cách thức không hề gây hại cho sức khỏe con người đồng thời có nhiều ưu điểm vượt trội. thay vào đó nó còn có nhiều phương pháp đơn giản khác mà bạn có thể áp dụng để loại bỏ loại động vật khác khỏi ngôi nhà mình.
1. Cách bẫy chuột cống đơn giản hình ống
Nguyên tắc hoạt động của bẫy chuột cống: Bẫy chuột này dựa trên nguyên lý chênh lệch trọng lượng giữa hai đầu.
Chuẩn bị:
- 4-5 lõi giấy vệ sinh
- Mồi nhử chuột (Thức ăn mà chuột thích)
- Một xô đựng 1/3 nước
Để việc làm bẫy chuột không tốn nhiều thời gian và có thể tái sử dụng thì bạn nên sử dụng các nguyên liệu không thấm nước.
Cách bẫy chuột cống:
- Lồng tất cả các cuộn giấy vệ sinh lại với nhau thành một ống hình trụ đứng (Có thể thay thế bằng bìa cứng hoặc các ống hình trụ mềm có thể uốn được).
- Miết 1 mặt của ống hình trụ lại để nằm cố định được trên bề mặt.
- Cho mồi nhứ chuột vào phần đầu của chiếc bẫy.
- Đặt chiếc bẫy chuột tại nơi chuột hay “hoành hành”.
- Bạn để đầu có mồi hướng ra xa đường đi của chúng. Đầu không có mồi sẽ là lối vào cho chuột.
- Đặt tiếp xô nước đã chuẩn bị ở dưới.
2. Bẫy chuột cống bằng bìa cứng
Nguyên tắc hoạt động của bẫy chuột cống: Khi chuột lên ăn mồi trên bìa cứng thì chúng sẽ rơi ngay sẽ xoay làm cho chuột bị rơi xuống nước.
Chuẩn bị:
- 01 xô với 1/3 nước
- 01 bìa cứng
- 01 đoạn dây
- 01 thanh gỗ
- Mồi nhử chuột (Tự chọn)
Cách bẫy chuột cống:
- Bước 1: Bạn dùng riù hoặc vật nhọn tùy ý đục 2 lỗ song song với nhau ở bìa cứng
- Bước 2: Bạn xỏ dây vào chiếc bìa cứng qua 2 lỗ đã đục ở trên. Chú ý là đường kính lỗ phải to hơn dây để chiếc vo lon có thể cuộn tròn.
- Bước 3: Bạn buộc hai đầu dây thừng vào hai miệng xô nước.
- Bước 4: Bạn đặt mồi (thức ăn mà chuột thích) lên hộp sữa và buộc lại.
- Bước 5: Đặt thanh gỗ nghiêng với miệng xô để làm lối đi lên tìm mồi cho chuột.
3. Cách bẫy chuột cống bằng vỏ lon
Nguyên lý hoạt động: tạo ra sự mất cân bằng cho chuột. Khi chuột cống trèo lên vỏ lon sẽ tạo nên sự mất cân bằng, khiến chuột rơi xuống xô nước phía dưới.
Chuẩn bị: 1 loại vỏ lon rỗng, đục 2 lỗ song song trên đầu và đáy lon.
Cách bẫy chuột cống:
- Cho 1 thanh gỗ tròn vào 2 đầu lon.
- Đục lỗ to để lon xoay được 360 độ trên thanh gỗ tròn.
- Cố định thanh gỗ trên miệng xô nước như với bìa cứng.
- Đặt thanh gỗ để nối miệng xô với mặt đất tạo đường cho chuột lên dễ dàng.
- Đặt mồi nhử chuột ở vỏ lon để dẫn chuột vào bẫy.
Có thể bạn quan tâm: Chuột sợ mùi gì nhất?
4. Bẫy truyền thống bằng mèn nhỏ và chén nhỏ
Nguyên lý hoạt động: Khi chuột lấy củ lạc ra khỏi miệng chén. Chén sẽ bị sập xuống, và tất nhiên chiếc tô to cũng bị sập xuống và con chuột cống sẽ nằm gọn ở trong. Nhưng cách bẫy chuột cống này chỉ phù hợp để đối phó với những con chuột có kích thước nhỏ mà thôi.
Chuẩn bị:
- Một chiếc mèn hoặc bát to
- Một chiếc chén nhỏ
- 1 củ lạc làm mồi
Cách bẫy chuột cống bằng chén nhỏ:
- Đặt chiếc chén úp kênh lên củ lại
- Úp chiếc mèn (tô to) lên chén
5. Dùng bẫy chuột có sẵn
Một chiếc bẫy chuột cống có sẵn là một gơi ý tuyệt vời, bạn có thể mua bẫy chuột cống ở bất kỳ đây. Đối với chuột cống, bạn nên sử dụng bẫy lồng thay vì bẫy kẹp. Bởi chúng rất khỏe có thể vùng ra khỏi bẫy kẹp.
Tác hại của chuột cống
Chuột cống có 2 răng nanh mọc liên tục trong suốt cuộc đời của chúng, những chiếc răng nanh này sẽ rất dài nếu chúng không mài mòn đi, chính vì vậy chúng không ngừng gặm nhấm mọi thứ.
1. Lan truyền bệnh dịch nguy hiểm
Chuột cống thường chui rúc ở các đống rác, nhà xí, cống rãnh… chúng mang theo mầm bệnh có thể làm ô nhiễm đồ ăn, thức uống và nguồn nước. Hoặc qua trung gian như côn trùng ký sinh trên chuột, chất thải bài tiết của chuột, những căn bệnh nguy hiểm như dịch hạch, trùng xoắn móc câu, sốt xuất huyết…
2. Làm hỏng công trình, cắn đứt dây điện
Chuột thường làm hang ở dưới đất và kiếm ăn khắp nơi bên trên, hàm răng sắc nhọn của chúng có thể cắn đứt dây cáp điện gây mất điện hoặc cháy nổ dẫn đến tổn thất kinh tế của người dân.
3. Ăn lương thực
Trung bình một con chuột cống nặng 200g, mỗi ngày có thể ăn 20g lương thực, nếu thức ăn ở môi trường thiên nhiên không đủ chúng sẽ tấn công vào trong nhà, khu vực nhiều đồ ăn như phòng bếp sẽ bị chuột tấn công nhiều nhất. Vì thế bạn cần một số cách bẫy chuột cống hiệu quả để chúng không đến phá hoại kho lương thực trong nhà.
4. Cắn nát quần áo, sách vở
Chuột thường gặm nhấm lung tung, làm hỏng cửa, quần áo, đồ dùng…đặc biệt những đồ vật phát ra mùi dẫn dụ chúng. Ngoài ra cũng phải đề phòng việc chuột cắn động vật, người gây thương tích.
Xem thêm: Cách đuổi chuột cống trên trần nhà
Những mầm bệnh mà chuột cống mang đến
- Bệnh Sodoku: vi khuẩn Spirillum minus trên người chuột
- Nhiễm virus hanta: qua chất thải như phân, nước tiểu, nước bọt của chuột.
- Bệnh dịch hạch: chủng vi khuẩn Yersinia pestis gây nên.
- Bệnh Vàng da xuất huyết (Bệnh Leptospirose): do xoắn khuẩn Leptospirose.
- Uốn ván: trực khuẩn Clostridium tetani gây ra, tỉ lệ lây từ chuột sang rất thấp.
- Bệnh sốt chuột cắn: những vi khuẩn sống trong khoang hô hấp của chuột
- Bệnh sốt Haverhill: vi khuẩn gây ra Streptobacillus moniliformis
- Bệnh do vi khuẩn Salmonella
- Bệnh dại: chưa có báo cáo về việc lây truyền virus dại sang người
Xem thêm: Top 10 cách đuổi chuột ra khỏi nhà hiệu quả nhất
Trên đây là Top 5 cách bẫy chuột cống đơn giản mà hiệu quả hiện nay và được nhiều hộ gia đình áp dụng để bẫy chuột cống cũng như các loài chuột khác. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải quyết lũ chuột trong nhà.